Các trường tiểu học ở thủ đô New Delhi của Ấn Độ sẽ đóng cửa cho đến ngày 10-11 do ô nhiễm không khí ở mức cao.
Trong thông báo đăng trên mạng xã hội X (trước đây là Twitter), Giám đốc Sở Giáo dục Delhi, bà Atishi Marlena cho biết các cấp học khác, từ lớp 6 đến lớp 12 được phép chọn chuyển sang hình thức học trực tuyến.
 |
Khói bụi bốc lên từ công trường xây dựng ở New Delhi, Ấn Độ, ngày 31-10-2023. Ảnh: AFP/TTXVN |
New Delhi đứng đầu danh sách các thành phố ô nhiễm nhất thế giới xét theo thời gian thực trong bảng theo dõi của tập đoàn IQAir của Thụy Sĩ. Chỉ số chất lượng không khí (AQI) của thành phố trong ngày 5-11 là 471, thuộc nhóm “độc hại”. Thành phố đứng thứ hai trong danh sách này là Lahore của Pakistan (AQI 261) được xếp vào nhóm “rất có hại”.
Tình trạng ô nhiễm không khí ở mức nguy hiểm đã kéo dài nhiều ngày qua tại Delhi. Nhiều người dân ở thành phố này cho biết đã ghi nhận các triệu chứng khó chịu ở mắt và ngứa họng khi không khí chuyển sang màu xám đậm. Tuy nhiên, một số người vẫn phải tìm cách duy trì sinh kế và thói quen thường nhật, bao gồm cả việc tập thể dục ngoài trời.
Vào mỗi mùa Đông khi trời trở lạnh, thủ đô với 20 triệu dân của Ấn Độ luôn chìm trong làn sương mù độc hại do các khối khí lạnh đã giữ lại bụi xây dựng, khí thải xe cộ và khói từ việc đốt rơm rạ ở các bang lân cận, làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp cho người dân thành phố.
TTXVN
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc tế xem các tin, bài liên quan.
Sáng sớm 11-8, nhiều khu vực tại Thủ đô Hà Nội chìm trong lớp sương mù dày đặc. Sương mù trong đợt này gắn với ô nhiễm không khí cao, tác động đến sức khỏe người dân.
QĐND - Ngày 18-2, AFP dẫn một báo cáo của Tổ chức Greenpeace (Hòa bình xanh) cho biết, trong năm 2020, ô nhiễm không khí đã cướp đi sinh mạng của 160.000 người tại 5 thành phố đông dân nhất thế giới.