Ngày 20-5, Đại hội đồng Y tế Thế giới (WHA) - cơ quan ra quyết định cao nhất của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chính thức thông qua một thỏa thuận mang tính bước ngoặt nhằm tăng cường khả năng ứng phó với các đại dịch trong tương lai.
Thông báo được đưa ra trong ngày làm việc thứ hai, kỳ họp thường niên lần thứ 78 của Đại hội đồng Y tế Thế giới tại Geneva (Thụy Sĩ). Bộ trưởng Y tế Philippines Ted Herbosa, người chủ trì phiên họp xác nhận: “Nghị quyết đã được thông qua”.
 |
Quang cảnh kỳ họp thường niên của Đại hội đồng Y tế Thế giới. |
Thỏa thuận này là kết quả của hơn 3 năm đàm phán giữa các quốc gia thành viên WHO, sau những bài học từ đại dịch Covid-19 khiến hàng triệu người trên thế giới thiệt mạng trong giai đoạn 2020-2022. Đây là hiệp ước có tính ràng buộc pháp lý, với mục tiêu giải quyết bất bình đẳng trong việc tiếp cận vaccine, thuốc điều trị và trang thiết bị y tế, vốn là những vấn đề nổi cộm trong đại dịch Covid-19.
Thỏa thuận được nhiều nhà ngoại giao và chuyên gia đánh giá là một chiến thắng của hợp tác toàn cầu, trong bối cảnh các tổ chức đa phương như WHO đang chịu ảnh hưởng tiêu cực vì bị Mỹ cắt giảm tài trợ.
Tại kỳ họp năm nay, các đại biểu thảo luận khoảng 75 nội dung nghị sự, gồm: Nguồn nhân lực y tế, tình trạng kháng thuốc, tình trạng khẩn cấp y tế, bại liệt, biến đổi khí hậu, tài chính bền vững...
TTXVN
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc tế xem các tin, bài liên quan.
Ngày 18-3, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra tuyên bố chung đánh giá cao những biện pháp nhanh chóng và quyết liệt mà Bộ Y tế Việt Nam đã triển khai để ứng phó với đợt bùng phát bệnh sởi hiện nay.
Chỉ vài giờ sau lễ nhậm chức ngày 20-1 theo giờ Mỹ, tân Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh rút nước này khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Ngày 11-1, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố khoảng 14.700 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ được xác nhận, bao gồm 66 ca tử vong, đã được báo cáo tại 20 quốc gia châu Phi từ tháng 1-2024 đến ngày 5-1-2025.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 14-1 đã đưa ra cảnh báo đối với Tanzania cũng như các nước khác ở châu Phi đề phòng nguy cơ cao lây lan virus Marburg - loại virus hiếm gặp và nguy hiểm như virus Ebola, sau khi ghi nhận một đợt bùng phát nghi ngờ do loại virus này gây ra tại Tanzania khiến 8 người tử vong.