AFP đưa tin, bên lề một hội nghị môi trường quan trọng của Liên hợp quốc vừa diễn ra ở Nairobi (Kenya), nhiều tổ chức bảo vệ môi trường đã kêu gọi các quốc gia giàu có nên viện trợ ít nhất 60 tỷ USD mỗi năm cho những quốc gia nghèo nhất thế giới nhằm ngăn chặn tình trạng mất đa dạng sinh học.
 |
Lượng lớn rác thải nhựa trôi dạt vào bờ cảng ở Port Moresby, Papua New Guinea. Ảnh: Reuters |
Trong một tuyên bố chung, các tổ chức này cho biết, số tiền trên sẽ giúp giải quyết tác động không cân xứng của thói quen tiêu dùng ở các nước giàu đối với đa dạng sinh học. Cũng theo AFP, các nước phát triển từng cam kết cung cấp 100 tỷ USD hằng năm cho các quốc gia đang phát triển để ứng phó với cuộc khủng hoảng khí hậu. Tuy nhiên, điều đó đã không được thực hiện. “Các nước giàu đang làm suy thoái đa dạng sinh học tại những nước đang phát triển thông qua hoạt động nhập khẩu hàng hóa, do đó phải có trách nhiệm đối với vấn đề này”, Giám đốc Chiến dịch hành động vì thiên nhiên Brian O’Donnell nhấn mạnh.
NGÂN ANH
Nguyên nhân của sự cố tồn đọng rác thải ở Hà Nội có nhiều, như việc quy hoạch thiếu đồng bộ, công nghệ xử lý rác thải lạc hậu. Bên cạnh đó, ý thức, trách nhiệm của một bộ phận người dân trong quá trình xả thải rác chưa cao...
Vấn đề rác thải nói chung, rác thải sinh hoạt nói riêng đang là bài toán khó với nhiều địa phương, nhất là các thành phố lớn, mật độ dân cư đông.