9 năm sau khi tạo nên lịch sử bằng việc phóng thành công một tên lửa lên quỹ đạo quanh Sao Hỏa trong lần phóng đầu tiên, Ấn Độ đang chuẩn bị phóng tàu vũ trụ thứ hai lên "Hành tinh Đỏ".
 |
Xe tự hành Curiosity của NASA tìm kiếm các bằng chứng mới liên quan đến sự sống trên bề mặt Sao Hỏa. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN |
Ngày 2-10, Tổ chức Nghiên cứu vũ trụ Ấn Độ (ISRO) cho biết tàu quỹ đạo Sao Hỏa Sứ mệnh 2, có tên không chính thức là Mangalyaan-2, sẽ mang theo 4 thiết bị để thực hiện các nghiên cứu bao gồm bụi liên hành tinh, bầu khí quyển và môi trường của Sao Hỏa. Các thiết bị này đang ở những giai đoạn phát triển khác nhau. Trước đó, ngày 5-11-2013, Ấn Độ đã phóng tàu vũ trụ Mangalyaan thăm dò Sao Hỏa và sau 11 tháng, tàu đã tới quỹ đạo hành tinh này. Với thành công của sứ mệnh này, ISRO đã trở thành cơ quan vũ trụ thứ tư trên thế giới đưa tàu vũ trụ lên quỹ đạo Sao Hỏa và là cơ quan đầu tiên làm được như vậy trong lần phóng đầu tiên.
TTXVN
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc tế xem các tin, bài liên quan.
Theo một nghiên cứu mới công bố, xe tự hành Curiosity của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã phát hiện bằng chứng đầu tiên cho thấy Sao Hỏa từng có khí hậu đan xen giữa mùa khô và mùa mưa tương tự như ở Trái Đất. Điều này cho thấy "Hành tinh Đỏ" khả năng từng là môi trường thích hợp cho sự sống.