Bài viết nêu rõ, trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ tại Việt Nam từ năm 1954-1975, hàng triệu người đã anh dũng hy sinh. Sau khi chiến tranh kết thúc, những thay đổi mạnh mẽ đã diễn ra ở Việt Nam. Sự phát triển kinh tế thông qua công cuộc Đổi mới kể từ năm 1986 đã được thế giới đánh giá cao. Bước ngoặt lịch sử này đánh dấu việc Việt Nam bước vào thời kỳ hội nhập.

 Đông đảo các tầng lớp nhân dân cổ vũ, động viên lực lượng diễu binh, diễu hành. Ảnh minh họa: qdnd.vn

Chính phủ Việt Nam đã tích cực nghiên cứu, chủ động và tiếp thu để tạo động lực cho phát triển nhanh, bền vững. Quá trình cải cách của Việt Nam đã thu hút sự quan tâm rộng rãi của các nhà nghiên cứu, nhà đầu tư và doanh nhân quốc tế. Cộng đồng quốc tế cũng đã chứng kiến và ghi nhận gần 40 năm hành trình "Đổi mới", cải cách kinh tế của Việt Nam từ một đất nước lạc hậu với hơn 90% dân số làm nông nghiệp trở thành một trong những nền kinh tế năng động nhất châu Á.

Bài viết nhấn mạnh thêm rằng Việt Nam cũng đã thoát khỏi sự cô lập về chính trị và kinh tế để phát triển quan hệ đối ngoại, mở rộng hội nhập quốc tế, làm sâu sắc hơn quan hệ song phương, khu vực và đa phương. Quan hệ song phương với Indonesia, một quốc gia láng giềng thân thiện, đã đạt được nhiều thành tựu và có những cải thiện để vượt qua khó khăn, bao gồm cả các ứng phó với tình hình toàn cầu hiện nay.

Cuối bài viết, tác giả nhấn mạnh rằng tựu trung lại, công cuộc “Đổi mới” và các biện pháp cải cách tích cực khác đang mang lại hiệu quả to lớn đưa Việt Nam ngày càng phát triển.

TTXVN

* Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc tế xem các tin, bài liên quan.