Nhà tù Sơn La do thực dân Pháp xây dựng năm 1908 với diện tích ban đầu là 500m2, chủ yếu để giam cầm tù thường phạm. Ngày 3-2-1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo toàn dân tộc Việt Nam tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Hoảng sợ trước phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của cách mạng Việt Nam ngày càng dâng cao, thực dân Pháp đã mở rộng nhà tù Sơn La thêm 1.500m2 vào năm 1930 và 1.700m2 vào năm 1940. Đặc biệt, trong quá trình mở rộng nhà tù, thực dân Pháp còn cho xây dựng một dãy xà lim ngầm nằm sâu dưới lòng đất 3m, được che giấu bởi khu nhà bếp ở trên. Hệ thống xà lim ngầm gồm 5 phòng giam cá nhân và 2 phòng giam tập thể, trong đó có 1 xà lim tối.

leftcenterrightdel
Thượng tướng Vongkham Phommakone thăm Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La. 

Từ năm 1930 đến năm 1945, thực dân Pháp đã đày lên Nhà tù Sơn La 14 đoàn tù chính trị với tổng số 1.013 lượt tù nhân, trong đó có nhiều đồng chí là Ủy viên Trung ương, Xứ ủy, Thành ủy và cán bộ cốt cán của Đảng. Tuy nhiên, chẳng những không ngăn cản được bước tiến của cách mạng, Nhà tù Sơn La lại trở thành một trường học cách mạng vĩ đại rèn luyện và bổ sung cho Đảng, cho cách mạng Việt Nam những chiến sĩ cộng sản kiên cường, như các đồng chí: Tô Hiệu, Lê Duẩn, Trường Chinh, Nguyễn Lương Bằng, Văn Tiến Dũng, Lê Đức Thọ...

leftcenterrightdel
Thượng tướng Vongkham Phommakone và đoàn nghe giới thiệu về những câu chuyện về tinh thần đấu tranh bất khuất của các chiến sĩ cách mạng Việt Nam. 

Sau khi tham quan Khu di tích lịch sử quốc gia Đặc biệt Nhà tù Sơn La, Thượng tướng Vongkham Phommakone bày tỏ khâm phục ý chí, tinh thần đấu tranh bất khuất của các chiến sĩ cách mạng Việt Nam.

Tin, ảnh: HÀ HOÀNG

* Mời bạn đọc vào chuyên mục Xã hội xem các tin, bài liên quan.