QĐND - Vẫn biết rằng sẽ có một ngày, đồng bào, đồng chí phải đón nhận một cái tin đau buồn đến thắt lòng, là Anh Văn đã ra đi về cõi vĩnh hằng. Vẫn biết, người sống thọ ngoài tuổi bách niên là hiếm, nhưng ai cũng mong sao Anh đại thọ thêm nhiều năm nữa.
Anh đã ra đi mà mọi người vẫn nghĩ đó chỉ là chuyến Anh đi công tác dài ngày, đi gặp Bác Hồ để báo cáo công việc như sinh thời Anh vẫn từng làm, bởi Anh là một trong những học trò gần gũi, xuất sắc của Bác.
Ai cũng biết, trong Chính phủ, nhiều năm Anh là Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; trong quân đội, Anh là Đại tướng Tổng Tư lệnh; trong Đảng, nhiều năm anh là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Quân ủy Trung ương, nhưng bao người vẫn gọi Anh là Anh Văn, cái tên mà Anh thích nhất, dù 80, 90, 100 tuổi, vẫn thích được gọi là Anh Văn.
Văn, chính là tên Bác Hồ đặt cho Anh khi còn hoạt động bí mật. Bác biết, trước khi thoát ly để làm cách mạng, Anh là nhà giáo, là nhà báo, là chủ tịch báo giới Bắc Kỳ. Bác bảo: “Chú Văn, chú đã có Văn, bây giờ cách mạng cần Võ, chú nghiên cứu Võ nhiều vào”. Anh thưa, Anh quen cầm bút hơn cầm kiếm. Bác bảo, cứ làm sẽ có kinh nghiệm, sẽ thành công. Lịch sử ngợi khen chính Bác Hồ đã chọn và sử dụng đúng người tài, và Anh đã xứng với sự lựa chọn và tin cậy của Bác.
 |
Đại tướng Võ Nguyên Giáp với các cháu thiếu nhi tỉnh Điện Biên (tháng 4-2004). Ảnh: Đoàn Hoài Trung.
|
Ngày 20-1-1948, Chính phủ phong quân hàm Đại tướng cho Anh theo Sắc lệnh số 110/SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký. Có phóng viên phương Tây sau đó hỏi Bác, tại sao lại phong quân hàm đại tướng, Bác Hồ trả lời: “Đánh thắng đại tá thì phong đại tá, đánh thắng đại tướng thì phong đại tướng". Một đời cầm quân, Anh đã đánh thắng nhiều đại tướng của Pháp và đại tướng 4 sao của Mỹ. Cho nên, trong Bách khoa toàn thư của Mỹ, người ta viết Võ Nguyên Giáp là “Đại tướng 5 sao!”.
Cũng ngày 20-1-1948, sau khi công bố sắc lệnh phong quân hàm Đại tướng cho Anh, Bác ân cần, thân ái dặn dò: “Bác thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ trao cho chú chức tướng to để chú điều binh khiển tướng, làm tròn nhiệm vụ được giao phó, giành bằng được độc lập tự do cho Tổ quốc”. 6 năm sau, năm 1954, Anh đã chỉ huy quân đội đánh thắng trận quyết định ở Điện Biên Phủ, giải phóng miền Bắc. Đến năm 1975, anh tiếp tục chỉ huy toàn quân đánh trận toàn thắng Xuân 1975, mang lại độc lập, tự do, thống nhất cho nước nhà.
Anh được cán bộ, chiến sĩ toàn quân tuyệt đối tin tưởng và yêu mến vì Anh là một Tổng Tư lệnh biết đau với từng vết thương của mỗi người lính, biết tiếc từng giọt máu của mỗi chiến binh, nghĩa là chiến thắng, nhưng không phải hao tổn nhiều xương máu, mà phải hạn chế thấp nhất sự tổn thất, hy sinh của quân ta. Toàn quân tôn vinh Anh như cây đa rợp bóng tình yêu thương đồng đội.
Có “vốn” văn khi đi làm cách mạng, tăng thêm chất nhân văn trong Anh khi được Bác Hồ giao cho “nghiệp” võ, khiến Anh thành một yếu nhân lịch sử văn võ song toàn. Là một trong những học trò xuất sắc của Bác Hồ, Anh xứng đáng là người trọn vẹn cả Đức-Tài-Văn-Võ.
Một nhà sử học quân sự người Anh, Tướng Pi-tơ Mác Đo-nan đã từng đến Việt Nam, từng gặp Tướng Giáp năm 1992 đã viết: “Ở Việt Nam, nhân dân là quân đội, mọi người đều có thể là chiến sĩ. Hồ Chí Minh là người cầm lái. Võ Nguyên Giáp là Tổng chỉ huy. Ông có những đức tính phi thường trên mọi lĩnh vực cơ bản của cuộc chiến tranh. Về chiến lược, ông có cái nhìn sâu xa đối với các sự kiện và biết chọn lọc ra những vấn đề cốt lõi. Ông là bậc thầy về chiến tranh du kích, là tổng chỉ huy vĩ đại nhất mọi thời đại. Trên lĩnh vực chiến tranh quy ước, ông biết sáng tạo, đổi mới không ngừng. Về mặt hậu cần, ông cũng rất sáng suốt nhìn xa trông rộng. Trên lĩnh vực phép biện chứng, Võ Nguyên Giáp tỏ ra xuất chúng trong suốt cả chiến tranh Đông Dương”.
Hàng nghìn trang sách ở nước ngoài đã viết về Anh như vậy. Ở trong nước, đồng chí và đồng bào cũng ngưỡng mộ, kính phục và tin yêu Anh như vậy. Anh một mực nhận rằng mình chỉ là “giọt nước trong biển cả, là chiếc lá trong rừng xanh bao la”. Càng khiêm nhường, càng nâng tầm cao của Anh trong lịch sử dân tộc.
MINH HẢI
Tin, bài liên quan:
Bộ đội Hải quân noi gương Đại tướng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
Đoàn kết cán binh là bài học lớn từ Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Nhà riêng của Đại tướng mở cửa thông trưa đón nhân dân
Bữa tiệc trưa giữa hai vị Tướng từng là đối thủ
Chuẩn bị vị trí an táng thi hài Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Anh hùng Đặc công Hải quân khắc ghi lời căn dặn của Đại tướng
Những quyết định vô cùng quan trọng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về giáo dục
Đảng Cộng sản Pháp tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong lễ kỷ niệm 40 năm Ngày ký Hiệp định Paris
Bài học quân sự từ Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Hà Nội: Lựa chọn tuyến đường mang tên Võ Nguyên Giáp
Ba lần gặp Đại tướng
Thế giới gửi lời chia buồn tới lãnh đạo nước ta trước sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
CHIẾN BINH CỦA ĐẠI TƯỚNG
Anh Văn - đại anh hùng dân tộc, người anh lớn trong suốt cuộc đời tôi!
Đại tướng Võ Nguyên Giáp với... chiến dịch ba ngày
Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Lực lượng Công an nhân dân
Vị tướng nghĩa tình, nhân văn
Thế giới ngưỡng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Bệnh viện 103 quyết tâm học và làm theo Đại tướng
Người dân Lệ Thủy tiếc thương Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Vị tướng chiến đấu vì hòa bình, danh tướng có học thức uyên bác
Người TP Điện Biên Phủ hướng về Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Quân và dân Trường Sa tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Quân ủy Trung ương họp triển khai kế hoạch chuẩn bị tổ chức Lễ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Tiếp nối những dòng người Kính viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp (xem clip)
CCB tỉnh Điện Biên và giáo viên, học sinh tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người “truyền lửa” cho sự nghiệp giáo dục
Tiếc thương Đại tướng, cán bộ, chiến sĩ Trường Sa, nhà giàn DK1 càng vững tay súng Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp sống mãi trong lòng nhân dân ta, quân đội ta và bạn bè quốc tế
Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp sống mãi trong lòng nhân dân ta, quân đội ta và bạn bè quốc tế
Nhà sử học người Mỹ: “Tướng Giáp là một nhân vật kiệt xuất”
Đại tướng gặp nhân dân, nhân dân gặp Đại tướng
Tóm tắt tiểu sử đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Thông báo lễ viếng, Lễ truy điệu và Lễ an táng đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Thông cáo đặc biệt về việc Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần
Những hình ảnh xúc động về vị “Đại tướng của nhân dân”
Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Một thế kỷ - một đời người
Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người anh hùng của nền độc lập dân tộc Việt Nam
Nguyên Giáp – Nhà báo trong phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương
Vị tướng của hòa bình
Chúng tôi chăm sóc Đại tướng Võ Nguyên Giáp bằng trách nhiệm và tình cảm kính trọng thiêng liêng nhất
Nhà chính trị đi trước nhà quân sự
Anh Văn vẫn sống mãi trong lòng chúng ta"
Đồng bào Điện Biên nhớ về Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Chuyện của một bác sĩ bốn lần được gặp Đại tướng
Những giọt nước mắt tiếc thương Đại tướng (xem clip)
Tầm vóc của con người làm nên lịch sử
Dòng người dài về Thủ đô tri ân Đại tướng (xem clip)
Nghẹn ngào khi nghe tin Đại tướng từ trần
Cựu Đại sứ Pháp hồi tưởng về kỷ niệm gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Tình yêu nước đã tạo nên một Đại tướng huyền thoại
TRONG KHOẢNG LẶNG CỦA MUÔN DÂN
Đại tướng Võ Nguyên Giáp - thiên tài quân sự
Anh Bộ đội Cụ Hồ đẹp nhất trong thời đại Hồ Chí Minh
Đại tướng Võ Nguyên Giáp - nhà sử học làm nên lịch sử
Kỳ II: Vị Tổng Tư lệnh giản dị nhưng vô cùng uyên bác
Một huyền thoại lịch sử
Đại tướng trong trái tim nhân dân
Nhớ một lần được chụp ảnh với Đại tướng
1.559 ngày chăm sóc sức khỏe Đại tướng
Hai lần nhận lệnh trực tiếp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Đồng bào Điện Biên nhớ về Đại tướng
Người dân Cần Thơ thương tiếc Đại tướng
Quê hương Lệ Thủy hướng về Đại tướng
Chủ tịch Raul Castro: Nhân dân Cuba sẽ giữ mãi hình ảnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp