"Mắt ngọc", “cánh cửa thép bất khả xâm phạm" ???
Năm 1973-1974, ngay sau khi quân Mỹ buộc phải thực thi hiệp đinh Pa-ri, quân Nguỵ Sài Gòn với lực lượng đông và binh khí hùng hậu của Mỹ trao lại đã tăng cường giữ Quân khu I. Mặt trận Trị Thiên có nhiều sư đoàn trấn giữ. Trong đó có sư đoàn dù và sư đoàn TQLC, là lực lương cơ động chiến lược, (trù bị chiến lược) của Nguỵ. Trong lúc địch đang lo sợ chống trả Quân giải phóng (QGP) ở nam giới tuyến, BTLQK5 thực hiện ý định chiến lược tiến đánh Quận lỵ Thượng Đức,( trong một chiến dich liên hoàn Nông Sơn-Thượng Đức. Thượng Đức ở phía tây Quảng Đà, cách thành phố Đà Nẵng 40 kilômét theo đường chim bay, là tiền đồn bảo vệ căn cứ liên hợp quân sự Đà Nẵng - một trong những căn cứ lớn của địch ở miền Nam. Thượng Đức nằm trong thung lũng sông Vu Gia, như hai nhánh cây xoè ra, cắm sâu vào lòng dãy Trường Sơn, mà gốc cây là vùng B Đại Lộc. Thượng Đức nằm trên một địa bàn rất hiểm yếu, ba bề là núi cao có nhiều dốc đứng, phía đông bằng phẳng là nơi hợp điểm của sông Côn và sông Vu Gia nước sâu và chảy xiết. Ơ đây chỉ có đường số 14 qua Ái Nghĩa về Đà Nẵng.
Trong các năm 1968, 1969 và 1970, ta đã nhiều lần đánh Thượng Đức, nhưng không thành công. Mỗi lần bị đánh, địch lại tăng cường hệ thống phòng ngự kiên cố hơn. Chúng còn xây dựng hệ thống hầm ngầm hoàn chỉnh và các hoả điểm bí mật. Chúng mệnh danh Thượng Đức là "mắt ngọc", là "cánh cửa thép bất khả xâm phạm". Chúng huênh hoang tuyên bố. "nước sông Vu Gia có chảy ngược thì Việt Cộng mới lấy được Thượng Đức”
Theo các nhà bình luận quân sự, (QGP) từ đường 14 Trường Sơn về đánh Thượng Đức áp sát Đà Nẵng là lối đánh “ theo chiều ngang đất nước”, khiến cho Quân khu I đã lúng túng ở Trị Thiên, nay lại bất ngờ be bờ, chống đỡ ở Tây Nam Đà Nẵng.
Sau chiến thắng Thượng Đức "Bộ Tổng Tham mưu đi đến nhận định và báo cáo với Quân ủy Trung ương: khả năng chiến đấu của bộ đội chủ lực cơ động của ta đã hơn hẳn quân chủ lực cơ động của địch. Chiến tranh đã bước vào giai đoạn cuối, so sánh lực lượng đã thay đổi, ta mạnh lên, địch yếu đi. Do đó ta có thể cần phải chuyển từ đánh nhằm tiêu diệt địch là chính, sang đánh chẳng những tiêu diệt địch mà còn nhằm giải phóng nhân dân và giữ đất từ chỗ quân chủ lực ta lấy tiêu diệt quân chủ lực địch trên chiến trường rừng núi là chủ yếu sang tiêu diệt và giải phóng nhân dân, giải phóng đất ở cả vùng giáp ranh, đồng bằng và thành phố”. Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương nhất trí với nhận định này. Nhận định trên là hết sức quan trọng. sau chiến thắng ThượngĐứcmở ra một bước ngoặt mới trong chỉ đạo chiến tranh của Đảng ta; nó chứng tỏ quân chủ lực địch không thể đương đầu nổi với quân chủ lực của ta... Khả năng đánh thắng toàn bộ quân đội Sài Gòn đang trở thành hiện thực trước mắt. |
Ngày 6 tháng 6 năm 1974, Tư lệnh Quân khu 5 đến giao nhiệm vụ cụ thể cho Sư đoàn 304: "Chiến dịch này phải thắng cả về quân sự và chính trị. Quân sự là diệt gọn quân địch, chính trì là giải phóng và đảm bảo đời sống cho hơn một vạn dân. Kinh nghiệm ở Khu 5 chứng minh rằng có thắng về chính trị, giải phóng được nhân dân, đập tan chính quyền cơ sở và bọn tề điệp ác ôn của địch thì thắng lợi mới giữ vững, và khi chủ lực địch ra cũng không líp lại được".
Thượng Đức chia làm ba khu vực; phía Bắc là chi khu quận lỵ, trước chi khu quận lỵ là sân bay trực thăng. Phía Tây Bắc là khu trận địa pháo và ban chỉ huy tiểu đoàn 79 biệt độngquân biên phòng. Phía Nam là khu bảo an, quận lỵ và cảnh sát. Để bảo vệ vòng ngoài địch thiết lập ba tiền đồn A,B,C. Bố trí cụ thể: quận lỵ gồm sở chỉ huy hành chính, một trung đội cảnh sát, một trung đội thám báo, hai trung đội dân vệ và một toán biệt động. Chi khu gồm ban chỉ huy tiểu đoàn 79 và một đại đội biệt động quân biên phòng. Tiền đồn A, B địch đều bố trí một trung đội bảo an. Riêng tiền đồn C có hai trung đội dân vệ. Ơ đầu cầu Hà Tân có một đại đội biệt động quân biên phòng, khu vực Lộc Vinh có một đại đội bảo an. Ở gò Mồ Côi và xóm Mới, địch bố trí mỗi nơi một trung đội. Dân vệ ở ấp Lộc Bình và đồi ông May, mỗi nơi cũng có một trung đội. Đội hình dịch bố trí thành cụm cứ điểm, trên cơ sở từng cứ điểm thành thế liên hoàn.
 |
Ảnh tư liệu từ Internet (Tư liệu phía Mỹ) |
Để đánh trận Thượng Đức, Sư đoàn 304 phải thực hiện một khối lượng công việc rất to lớn, phải tổ chức và thiết bị chiến trường để có thể đánh hiệp đồng binh chủng, đánh liên tục dài ngày cả mùa khô và mùa mưa. Phải làm mới và sửa chừa 124 kilômét đường ô tô,trong đó có hơn 300 cầu và ngầm từ trục đường Đông Trường Sơn trở về Thượng Đức. Phải cơ động lực lượng từ Quảng Trì và Bắc Khu 5 chặng đường dài xấp xỉ 400 kilômét. Phải vận chuyển hàng nghìn tấn đạn, gạo và các phương tiện vật chất kỹ thuật khác để có thể vừa đánh thắng ở Thượng Đức vừa sẵn sàng đánh bại quân địch ra phản kích chiếm lại. Ngoài ra sư đoàn làm nhà ở tạm, đào hầm và chuẩn bị lương thực, thuốc men để sơ tán hơn 10.000 dân khi ta đánh và giữ Thượng Đức.
Quân khu 5 giao nhiệm vụ cho tỉnh Quảng Đà phối hợp chiến đấu với Sư đoàn 304. Đồng chí Sáu Nam - Phó chủ tịch tỉnh cùng đồng chí Nguyễn Bá Phước - Tỉnh đội phó tổ chức sở chỉ huy bên cạnh Sư đoàn 304. Về phía Sư đoàn 304 các đơn vị tham gia giải phóng Thượng Đức đều đã có nhiều kinh nghiệm chiến đấu kể cả đánh trong công sự và ngoài công sự, cả đánh độc lập và đánh hiệp đồng binh chủng; đã được huấn luyện thành thạo kỹ chiến thuật, tinh thần bộ đội tốt, muốn chiến đấu để lập công. Nhưng Sư đoàn cũng có khó khăn vì chiến trường mới, địa hình chưa quen thuộc và phải đánh địch ở mộtcăn cứ được tổ chức từ lâu, rất kiên cố, công tác chuẩn bị chiến trường khá phức tạp, mà thời gian chuẩn bị lại quá gấp.
Khó khăn lớn nhất lúc này là phải tổ chức làm đường cho nhanh, để kịp triển khai lực lượng chiến đấu. Đồng chí Phan Nuôi-trưởng ban công binh Sư đoàn 304 đi trinh sát về báo cáo có hai hướng có thể mở đường. Hướng thứ nhất mở theo con đường từ Thành Mỹ đi cầu Hội Khánh, sau đó sẽ vượt sông vào áp sát Thượng Đức. Nếu mở theo hướng đó, ta sẽ tận dụng được con đường cũ. Nhưng do địch đã bỏ hàng chục năm nay không dùng tới, nên cây cối mọc giữa lòng đường, cả ta và địch lại cài rất nhiều mìn thành nhiều lớp chồng chất lên nhau.Trong khi đi nghiên cứu đường, tổ trinh sát công binh đã vấp phải mìn, Đại đội trưởng Phúc và năm chiến sĩ hy sinh. Mặt khác con đường này nếu cơ động xe, pháo qua bến vượt rất dễ bị lộ. Hướng thứ hai là từ Trao mở một con đường mới vào bến Hiên. Nếu mở con đường này, ta phải làm mới 415 kilômét, còn 21 kilômét nửa thì dựa vào con đường địch làm dở đã bỏ từ lâu.Việc đảm bảo bí mật khi cơ động lực lượng tốt hơn, nhưng đoạn từ Hiên vào Thượng Đức (16 kilômét), địch thường đưa thám báo ra phục kích, ta chưa thể sửa ngay được. Ta sẽ phải dùng thuyền và bè, mảng chở pháo, đạn xuôi theo sông Côn, rồi dùng sức người kéo lên chiếm lĩnh trận địa.
Chỉ huy Sư đoàn 304 quyết định sửdụng phương án thứ hai và hạ quyết tâm đến ngày 20 tháng 7 phải làm xong đường để kịp đưa lực lượng cơ bản vào đánh Thượng Đức. Khi nổ súng sẽ khẩn trương mở tiếp đoạn đường từ Hiên vào Thượng Đức để các đơn vị binh khí kỹ thuật còn lại (pháo cao xạ) theo đường số 14 vào chiếm lĩnh trận địa. (
còn nữa)
TRẦN DANH (lược thuật)