Phòng thủ chủ động

Ngoài khả năng phòng thủ bằng giáp chính, các xe tăng hiện đại còn được trang bị các hệ thống phòng ngự chủ động có khả năng tiêu diệt hay làm giảm khả hiệu năng của các loại đạn chống tăng trước khi chúng tiếp cận giáp chính của tăng.

Hệ thống phóng thủ chủ động trên xe tăng là một hệ thống phức tạp mà không phải quốc gia nào cũng có khả năng chế tạo. Dưới đây là một số hệ thống tiêu biểu, hiện đang được thế giới biết đến:

Hệ thống Drozd trên tăng T-80 (ảnh: narod.ru)

Hệ thống Drozd: là một trong những hệ thống phòng thủ chủ động đầu tiên dành cho xe tăng không chỉ tại Nga, mà là trên toàn thế giới. Hệ thống này sử dụng các ống phóng đạn mảnh, chỉ thị bằng radar tiêu diệt các đầu đạn diệt tăng.

Hệ thống Drozd bảo vệ theo nguyên lý khi radar băng tần 24,5Ghz (Drozd-2) nằm trên tháp pháo phát hiện ra các mục tiêu, ngay lập tức nó chỉ thị cho ống phóng đạn 107mm đạn gém nằm xung quanh tháp pháo bung ra nổ chụp các bi sắt 3mm trong phạm vi 80% vào hướng đầu đạn bay tới làm vô hiệu hóa hay giảm sức công phá của đạn chống tăng. Khoảng cách tiêu diệt trong phạm vi 7m. Ở các bản nâng cấp như Drozd-2, có hai radar nằm bên 2 tháp pháo để tăng khả năng bảo vệ của hệ thống. Thời gian phản ứng giữa hai lần bị tấn công là 0,35 giây. Hệ thống có thể chặn được đạn có sơ tốc lên tới 800m/s và tỉ lệ thành công là 70%-80%. Khối lượng của toàn hệ thống là 1000kg với bản Drozd-1 và 800kg với bản Drozd-2.

Ngoài những ưu điểm là khả năng đánh chặn cao, nhẹ thì hệ thống Drozd mang được ít đạn, dùng đạn gém nên khi hoạt động nếu sơ sảy dễ gây sát thương cho bộ binh hộ tống.

Hệ thống này thử nghiệm thành công năm 1977-1978. và được lắp trên xe tăng T-55AD năm 1983. Các bản nâng cấp Drozd-2 lắp trên xe tăng chủ chiến T-80U. Hệ thống đã thể hiện khả năng bảo vệ xe tăng rất hiệu quả trong cuộc chiến tại Afganistan. Drozd là hệ thống duy nhất đã được kiểm chứng hiệu quả thực tế trên chiến trường, trước tên lửa chống tăng Law

Hệ thống Arena: Sau khi liên bang Xô Viết tan vỡ, nước Nga tiếp tục kế thừa các công nghệ bảo vệ chủ động trên xe tăng và tiếp tục phát triển. Hệ thống Arena được trang bị trên tăng chủ chiến T-80 ban đầu có nguyên lý hoạt động như hệ thống Drozd, nhưng giảm vùng sát thương. Đến khi hệ thống Arena E ra đời, nó đã khắc phục toàn bộ những nhược điểm của hệ thống Arena trước đó. Nhờ một cột radar nằm trên tháp pháo và các cối chứa hộp đạn nằm xung quanh tháp, nó tạo ra một vùng bảo vệ 360 độ xung quanh xe tăng từ trên xuống.

Hệ thống Arena E trên tăng T-80 (ảnh internet)

Hệ thống Apena E sử dụng một cột mang các radar hệ mm, mỗi radar bao quát 220 độ. Khi phát hiện mục tiêu từ khoảng cách 50m, radar điều khiển các cối phóng hộp đạn nổ chụp xuống phá hủy mục tiêu ở cự ly 25m. Trữ lượng đạn nhiều (25 hộp), vùng sát thương của đạn nhỏ, an toàn cho bộ binh đi kèm. Hệ thống có thể đánh chặn mục tiêu có sơ tốc từ 70-700m/s, thời gian phản ứng giữa hai lần phóng từ 0,2-0,4 giây, bởi vậy hiệu quả của hệ thống rất đáng tin cậy.

Hệ thống được nghiên cứu và thử nghiệm thành công bởi văn phòng thiết kế Kolomma và các viện khoa học liên quan trong thập kỉ 80 phù hợp với các chiến trường rộng lớn ở châu Âu.

Khối lượng của toàn hệ thống là hơn một tấn, kết cấu mô-đun rất dễ lắp đặt. Hiện tại nó chỉ được xuất khẩu hạn chế, và được trang bị cho các xe tăng chủ chiến đời mới nhất của Nga như T-72 BM, T-80UM2, T-90, T-95.

Nguyên lí bảo vệ tăng của hệ thống Zaslon (ảnh: narod.ru)

Hệ thống Zaslon: Được Ukrainna phát triển dựa trên nguyên lí của hệ thống Drozd. Hệ thống là các khối kết cấu bao gồm cả radar lần đạn đánh chặn, được lắp trực tiếp lên các khu vực cần bảo vệ của xe tăng. Radar của hệ thống Zaslon phản ứng khi phát hiện ra mục tiêu ở khoảng cách từ 2 đến 2,25m, nó chỉ thị cho đạn phát nổ làm chệch hướng đạn chống tăng.

Hệ thống có thể đánh chặn mục tiêu có sơ tốc đạn cao 1200m/s, vùng ảnh hưởng rộng nên nó có thể ngăn chặn được cả các tên lửa có nguyên lý đánh vào nóc xe tăng.

Lần đầu tiên hệ thống ra mắt là tại triển lãm IDEX-2003, được trang bị trên các xe tăng T-84 của Ukrainna. Nhưng theo các chuyên gia quân sự, hệ thống này không đạt tỉ lệ đánh chặn cao.

Hệ thống Shtora-1 EOCMDAS: là hệ thống phòng thủ chủ động sử dụng việc gây nhiễu quang, điện tử để vô hiệu hoá các tên lửa chống tăng điều khiển bằng dây, và lazer. Nó được nghiên cứu và thử nghiệm thành công năm 1988 bởi văn phòng nghiên cứu Transmash ở Saint- Peterburg.

Hệ thống không mang theo đạn đánh chặn chủ động mà gây nhiễu làm tên lửa chống tăng mất điều khiển. Shtora-1 bao gồm bốn cảm biến lazer trên tháp pháo, hai hệ thống quang điện ở hai bên pháo chính và các ống phóng lựu đạn khói.

Khi các cảm biến nhận thấy xe tăng đang bị tên lửa điểu khiển bằng dây dẫn tấn công, nó lợi dụng nguyên lí quang học của hệ thống phóng tên lửa là sử dụng một đèn báo hiệu nằm ở phía sau tên lửa để xác định hướng và tầm. Hệ thống Shtora lập tức tạo ra một đèn báo hiệu giả gây nhiễu làm hệ thống phóng xác định nhầm mục tiêu, qua đó xác định sai mục tiêu cho tên lửa. Khoảng cách đánh chặn của hệ thống với các tên lửa loại này từ 0,7-2,7km.

Đối với các tên lửa điều khiển bằng lazer, khi phát hiện ra xe tăng đang bị chiếu bởi chùm lazer dẫn hướng, ngay lập tức hệ thống Shtora-1 phóng các lựu đạn khói gây mất tín hiệu luồng lazer dẫn hướng. Nếu tên lửa tiếp tục vượt qua lớp khói bảo vệ, hệ thống sẽ điều khiển xe tăng quay tháp pháo về phía tên lửa. Đây là phần được bọc giáp tốt nhất trên xe tăng. Ngoài ra hệ thống cũng có thể bảo vệ xe tăng trước các tên lửa tầm nhiệt bằng các lưu đạn khói, chúng là những bẫy nhiệt mà tên lửa chống tăng tầm nhiệt rất dễ bị đánh lừa. Khối lượng toàn hê thống nhẹ chỉ có 350kg, vì thế nó được lắp trên các đời tăng T-90 và các xe bọc thép chở quân. Hệ thống Shtora-1 có thể dùng kết hợp với hệ thống Arena tạo ra một lớp phòng thủ chủ động liên hoàn bảo vệ xe tăng.

Đạn chống tăng bị hệ thống TROPHY đánh chặn (ảnh: piratyy.ru)

Hệ thống TROPHY của Israel: là kết quả 10 năm nghiên cứu của quân đội Israel. Ra đời năm 2004, hệ thống TROPHY được đánh giá có thể đánh chặn mọi mối đe doạ từ các súng phóng lựu chống tăng tới các tên lửa có điều khiển. Nó là hệ thống phòng thủ chủ động chính trên các xe tăng Mekava Mk4 của Israel.

Hệ thống bao gốm bốn radar mặt phẳng và các hệ thống phóng đạn lắp ở xung quanh tháp pháo. Khi nhận ra mối đe doạ, nó sẽ gây nhiễu hoặc phóng đạn phá huỷ hay làm chêch hướng bay của đầu đạn ra khỏi xe tăng với tỉ lệ đánh chặn rất cao. Nhưng trong qua trình hoạt động, nó cũng gây sát thương cho bộ binh đi kèm.

TROPHY rất nhỏ gọn (454kg), nên có thể lắp trên các xe tăng, xe bọc thép mà không làm ảnh hưởng tới sự cơ động của các phương tiện này. So với hệ thống Arena thì TROPHY gọn nhẹ hơn, nhưng giá thành thì cao hơn rất nhiều.

Hiện tại Israel đang phát triển hệ thống phòng thủ “Nắm đấm sắt’ mới thay thế cho TROPHY. Nhưng kết quả mới chỉ dừng ở mực thử nghiệm và đang tiếp tục được nghiên cứu.

Ngoài các hệ thống phòng thủ chủ động trên xe tăng đã được biết ở trên. Hiện nay, còn có rất nhiều hệ thống khác, nhưng chúng vẫn chủ yếu dừng ở mức thử nghiệm hoặc đang tiếp tục được phát triển như: hệ thống CICS, Hệ thống VIDS (được đánh giá như hệ thống Shtora của Mỹ), hệ thống SLID.

“Vỏ quýt dày có móng tay nhọn”

Cùng với sự phát triển và xuất hiện liên tục của các hệ thống phòng thủ cho xe tăng, công nghệ chống tăng cũng phát triển nhanh không kém. Cỡ nòng của pháo chống tăng liên tục gia tăng như pháo 76mm trên T-34, 100mm trên T-54/55, 125mm trên T-72/80/90, sắp tới sẽ là 155mm trên T-95. Điều đó nhằm tăng sơ tốc đầu đạn, sử dụng các tên lửa bắng trực tiếp qua nòng pháo, tăng tầm bắn cũng như khả năng diệt xe cơ giới của xe tăng.

Sự xuất hiện của đạn dười cỡ, đầu đạn nổ hai lần, tên lửa tấn công vào phần trên của xe tăng (tháp pháo, nóc của xe tăng..), chúng có khả năng vô hiêụ các hệ thống phòng thủ chủ động và bị động trên xe tăng chủ chiến hiện đại. Căn cứ vào phương thức tiêu diệt xe tăng có thể chia chúng ra làm ba loại.

Thanh xuyên Uranium tách khỏi vỏ bọc (ảnh: thehighroad.com)

Sử dụng va chạm động năng: hình thức này sử dụng các thanh xuyên cứng, sơ tốc cao xuyên qua giáp của xe tăng. Chính mảnh vụn hậu quả của vụ va chạm sẽ tiêu diệt tổ lái, vô hiệu hoá khả năng hoạt động của tăng.

Hình thức này được quân Đức quốc xã sử dụng đầu tiên trong chiến tranh thế giới thứ hai, sau đó nó liên tục được phát triển cho tới ngay nay.

Với sơ tốc đạn cực cao, hầu như không hệ thống phòng thủ chủ động nào có thể phản ứng kịp, khi nó công phá trực tiếp giáp tăng. Khi được bắn ra khổi nòng pháo, thanh xuyên tách khỏi vỏ và như một mũi tên tấn công vào xe tăng.

Điển hình cho loại đạn này là đạn Sabot, sử dụng thanh xuyên bằng uranium nén nặng và rất cứng, bên Nga cũng có loại tương đưong nhưng sử dụng vật liệu khác làm thanh xuyên. Hình thực này chỉ được sử dụng trên pháo chính của các xe tăng.

Đầu đạn nổ hai lần: Các đầu đạn của súng phóng lựu chống tăng, tên lửa chống tăng bao gồm hai đầu nổ. Đầu nổ thứ nhất phá huỷ lớp giáp ERA, để đầu nổ thử hai công phá trực tiếp giáp chính như các súng phóng lựu thông thường.

Phương thức này áp dụng cho bản nâng cấp của súng phóng lựu RPG, và các tên lửa chống tăng đời mới.

Quá trình phóng tên lửa chống tăng Javelin (ảnh: gormogons.com)

Phương thức tiến công: Các xe tăng hiện đai được trang bị giáp dầy ở phía trước và hai bên sườn, nhưng nóc xe và tháp pháo thì mỏng do không đủ diện tích và giảm trọng lượng của xe.

Đây là những vùng nều bị tấn công, thì khả năng xe tăng bị tiêu diệt là rất lớn. Điển hình cho phương thức tấn công này chính là hệ thông tên lửa chống tăng vác vai Javellin của Mỹ, tên lửa được phóng lên cao rồi lao xuống tấn công phần nóc của xe tăng.

Vói sự phát triển của công nghệ, xe tăng có mất đi một phần vai trò của mình trong các cuộc chiến. Nhưng xe tăng sẽ vẫn luôn là “quả đấm thép” đột kích mãnh liệt trên chiến trường.

Tuấn Sơn (tổng hợp)

Tăng cường khả năng sống sót của xe tăng trong chiến tranh hiện đại (phần 1)