Năm 1946, lần đầu tiên 32 chiếc xe tăng Pháp xuất hiện ở chiến trường Việt Nam, dưới sự yểm trợ của 98 máy bay, 70 tàu chiến, 108 khẩu pháo và tổng quân số tham chiến là chín vạn, (riêng Nam Bộ có bốn vạn quân, chiếm 44,5 phần trăm tổng quân số). Trong lúc ta chỉ có 8,2 vạn quân với 12 khẩu pháo
1 (Hậu phương chiến tranh nhân dân (1945 - 1975), NXB QĐND, H.1997).
Ý chí chống xâm lược của cả dân tộc đã làm nên chiến công 60 ngày đêm (từ 19 tháng 12 năm 1946 đến 17 tháng 2 năm 1947) đã chiến đấu trong lòng Hà Nội, phá hủy năm chiếc máy bay, bắn cháy trên 100 xe quân sự, trong đó có 22 xe tăng thiết giáp
1 (Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945-1975, thắng lợi và bài học; NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2000, tr.523).
Hòa cùng chiến công của quân dân Thủ đô, ngày 21 tháng 1 năm 1947, Chi đội 17 Mỹ Tho (do Phan Đình Lân làm chi đội trưởng), cùng một phân đội học viên Trường Quân chính Khu 8 đã phục kích đoàn xe quân sự của một tiểu đoàn lính lê dương Pháp (do viên sĩ quan Lcon chỉ huy), trên địa phận xã An Thới Trung (Đồng Tháp Mười), diệt 180 tên địch, phá hủy tám xe thiết giáp, sáu xe quân sự, thu trên 100 khẩu súng các loại
2 (Lịch sử Đồng Tháp Mười, NXB Tp. Hồ Chí Minh, năm 1993, tr.75).
Ngày 1 tháng 3 năm 1948, Chi đội 10 (Biên Hòa), Liên quân 17 (Bình Xuyên), phối hợp với du kích, công an xung phong quận Xuân Lộc đã phục kích đoàn xe quân sự Pháp trên quốc lộ 20, đoạn La Ngà - Định Quán, diệt chiếc xe thiết giáp đi đầu và gần 60 xe quân sự cùng 150 tên địch, (trong đó có viên đại tá Pa-ruýt - Phó tổng tham mưu trưởng quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương và đại tá De Serigllé - chỉ huy trưởng bán lữ đoàn lê dương số 13). Tại thời điểm năm 1948, với chiến công của quân dân thủ đô Hà Nội và quân dân Nam Bộ, ta đã diệt và phá hủy trên 30 xe tăng - thiết giáp của Pháp, xấp xỉ một nửa số xe tăng, thiết giáp của Pháp trên chiến trường Việt Nam, bằng vũ khí bộ binh thông thường; mở ra tiền lệ cũng như khả năng tiêu diệt các phương tiện chiến tranh hiện đại của địch, (đặc biệt là tăng - thiết giáp); của lực lượng vũ trang nhân dân, với tinh thần: dám đánh, dám thắng đế quốc bằng mọi phương tiện, vũ khí có được trong tay.
Tính đến cuối năm 1950, số lượng xe tăng - thiết giáp của Pháp ở chiến trường B2 đã lên tới 62 chiếc. Đến tháng 3 năm 1954, tổng cộng lực lượng tăng - thiết giáp của Pháp ở Đông Dương có 10 trung đoàn, cộng sáu tiểu đoàn và 10 đại đội
2 (Quân sử 4 của Quân lực Việt Nam cộng hòa giai đoạn hình thành 1946-1955, Sài Gòn, 1972, tr.357). Riêng ở Việt Nam có tám chi đoàn thiết giáp được thành lập và bố trí khắp chiến trường từ Nam ra Bắc, theo thứ tự:
Chi đoàn Thiết giáp 1 (thành lập ngày 1 tháng 1 năm 1951) ở Nam Bộ;
Chi đoàn Thiết giáp 4 (thành lập ngày 1 tháng 3 năm 1951) ở Tây Nguyên;
Chi đoàn Thiết giáp 3 (thành lập ngày 1 tháng 8 năm 1951) ở Bắc Bộ;
Chi đoàn Thiết giáp 2 (thành lập ngày 1 tháng 5 năm 1952) ở Trung Bộ;
Chi đoàn Thiết giáp 5 (thành lập ngày 1 tháng 9 năm 1952) ở Bắc Bộ;
Chi đoàn Thiết giáp 6 (thành lập ngày 1 tháng 12 năm 1952) ở Nam Bộ;
Chi đoàn Thiết giáp 7 (thành lập ngày 1 tháng 5 năm 1953) ở Bắc Bộ;
Chi đoàn Thiết giáp 8 (thành lập ngày 1 tháng 1 năm 1954) ở Nha Trang.
Như vậy, riêng chiến trường Nam Bộ và Tây Nguyên, Pháp đã bố trí 50 phần trăm lực lượng thiết giáp, gồm bốn trên tám chi đoàn thiết giáp ngụy.
Tính chung trong 9 năm, từ 1945 đến 1954, Mỹ viện trợ trực tiếp vũ khí, trang bị cho Pháp, trị giá lên đến 1.725 triệu đô la, chiếm 78 phần trăm chiến phí của Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược bán đảo Đông Dương
1 (Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945-1975
(sách đã dẫn), tr.486).
So sánh tương quan lực lượng giữa ta và địch tại thời điểm cuối của cuộc kháng chiến chống Pháp (tháng 3 năm 1954):
* Quân số: Ta 238.000 trên 444.900 (quân địch).
* Tăng - thiết giáp: Ta: 0
Địch: trên 10 trung đoàn cộng năm tiểu đoàn, 10 đại đội
* Pháo binh: 80 khẩu (ta) trên 594 khẩu (địch).
* Máy bay: 0 chiếc (ta) trên 580 chiếc (địch).
* Tàu chiến: 0 chiếc (ta) trên 391 chiếc (địch)1 (Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945-1975... (sách đã dẫn), tr.487).
Với tương quan lực lượng như vậy, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta đã diễn ra vô cùng quyết liệt.
Trải qua hơn 3.000 ngày đêm chiến đấu (từ 23 tháng 9 năm 1945 đến ngày 20 tháng 7 năm 1954) dưới sự lãnh đạo của Đảng, chính phủ kháng chiến và Hồ Chủ Tịch, quân dân ta đã tiến hành cuộc kháng chiến thần thánh, đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Pháp và can thiệp Mỹ, loại khỏi vòng chiến 579.500 quân Pháp và tay sai. "Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh. Đó là một thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là thắng lợi của các lực lượng hòa bình, dân chủ và xã hội chủ nghĩa trên thế giới"2 (Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia (Xuất bản lần thứ hai), Hà Nội. 1995, T6, tr.171).
Theo phương châm đó, ngày 5 tháng 10 năm 1959, trung đoàn Tăng - Thiết giáp đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam đã được thành lập, mang phiên hiệu Trung đoàn Tăng - Thiết giáp 202. Đây là đơn vị tiền thân của Binh chủng Tăng - Thiết giáp Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay.
 |
Năm 1962, trong một buổi nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Tăng - Thiết giáp, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đặc biệt nhấn mạnh: “Đã từ lâu Đảng ta, nhân dân ta mong ước có trong tay loại vũ khí lợi hại này. Lợi là lợi cho ta, hại là hại cho địch. Sớm muộn gì cũng phải có, không người này thì người khác, thế hệ trước chưa làm được thì thế hệ sau, nhất định phải có, nhất định phải làm
1
(Trích lời phát biểu của Thủ tướng Phạm Văn Đồng tại Trung đoàn Tăng - Thiết giáp 202 (ngày 21 tháng 2 năm 1962)).
Chỉ tính tại trận then chốt đầu tiên trong Chiến dịch Tây nguyên, tháng 3 năm 1975 ( Buôn Mê Thuột) xe tăng và xe bọc thép của ta gấp1,2 địch. Lữ đoàn 203 theo hướng đông đánh vào hang ổ cuối cùng của địch, tháng 4-1975, ta có hàng chục xe tăng T54, T55, tạo thành mũi thọc sâu sắc bén tiến thẳng vào Dinh Độc Lập, xoá sổ chính quyền Nguỵ Sài Gòn. Giờ đây LLVTND đã có những lữ đoàn xe tăng hùng mạnh, với cách đánh sáng tạo, góp phần xứng đáng là lực lượng đột kích quan trọng trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, xây nên truyền thống : Đã ra quân là đánh thắng.