Những vườn rau luôn xanh tốt ở các đơn vị quân đội. Ảnh: Xuân Dũng

Tôi đã nhiều lần đến Đoàn H29, Đoàn H39, Đoàn H49 nên biết rõ công tác hậu cần ở những nơi này vốn “có tiếng” của Binh chủng Công binh. Đặc biệt hệ thống vườn, ao, chuồng, giàn… ở những đơn vị này được quy hoạch cơ bản, nên hiệu quả từ TGSX khá cao. Dẫu sao, các đơn vị này vẫn có những điều kiện thuận lợi hơn so với Phân đội 93 ở vùng đất đá ong Sơn Tây và H93 ở bán đảo Cam Ranh thừa nắng, thừa cát trắng thì điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của bộ đội.

Bất giác tôi nhớ lại hình ảnh một chiến sĩ ở đơn vị H93 gánh đầy hai ô doa nước, anh tưới như đổ lên luống mồng tơi mà cát cứ hút nước xèo xèo. Vậy nhưng, ở vùng bán đảo cát trắng ấy, dưới bàn tay cần mẫn của người lính, rau vẫn cứ xanh rì. Như để giải thích cho khách hiểu, Chính ủyNguyễn Thanh Tùng chỉ hồ nước ngọt được kè cẩn thận nói: “Tăng gia sản xuất cũng là nhiệm vụ, một công, nhiều việc. Chúng tôi đắp hồ nước này, vừa là chỗ để huấn luyện, vừa thả cá, vừa lấy nước tưới cho cây trái, rau quả…”. Không riêng gì ở “bản doanh”, mỗi khi hành quân đến các công trình, dù ở biển đảo hay biên giới xa xôi, cán bộ, chiến sĩ H93 luôn biết cách “mang theo” những vườn rau tươi tốt. Thật dễ hiểu bởi cha ông ta đã dạy “có thực mới vực được đạo”, xây dựng, làm công trình phần lớn ở nơi xa chợ, xa dân, không chủ động tạo nguồn thì có tiền cũng đành chịu. Vì thế, đặt chân đến đâu, bộ đội công binh dựng nhà cửa và… tìm đất trồng rau, chăn nuôi đến đấy. Vẫn biết những lúc như thế, chẳng riêng gì lính công binh, bộ đội thuộc binh chủng nào cũng phải tìm cách vượt lên, nhưng tôi vẫn thấy lính công binh có điều gì đó khá đặc biệt.

Là lính công binh, gặp họ ở những vùng rừng sâu, núi thẳm, trên những con đường tuần tra biên giới đang mở… đã đành, tôi còn nhiều lần gặp họ ở những nơi thiên tai, lũ lụt hoành hành, thảm họa bất ngờ xảy ra. Chỉ trong năm 2007, chấp hành mệnh lệnh của trên, Bộ tư lệnh Binh chủng đã điều động Đoàn H39, H49 cơ động làm nhiệm vụ ứng cứu, khắc phục hậu quả cơn bão số 5 tại Vĩnh Lộc, Thạch Thành (Thanh Hóa), Nho Quan (Ninh Bình) và một số địa phương miền Trung; khắc phục hậu quả sập núi tại Bản Vẽ (Tương Dương, Nghệ An), sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ, tạo được sự tin yêu, mến phục của nhân dân… Chính vì nhiệm vụ thường xuyên phân tán, lãnh đạo binh chủng và đặc biệt là những người làm công tác hậu cần đã luôn trăn trở, nặng lòng với công tác nuôi dưỡng bộ đội, lo cho bộ đội có đủ sức khỏe, đủ điều kiện thực hiện nhiệm vụ trong mọi tình huống. Đại táNguyễn Thành Định, Phó tư lệnh Binh chủng trong câu chuyện với chúng tôi đã khái quát: “Tính cơ động của bộ đội đòi hỏi tất cả các mặt công tác hậu cần từ hạt muối, cân gạo, viên thuốc đến mỗi lít xăng, can dầu phải được chuẩn bị chu đáo. Trong điều kiện giá cả các mặt hàng tăng cao, dịch bệnh gia súc, gia cầm xảy ra trên diện rộng, nếu không chuẩn bị chu đáo, không thể nói bộ đội no đủ được”.

Đúng vậy, bằng nhiều biện pháp tích cực, đồng bộ trong công tác TGSX, chăn nuôi, chế biến, đẩy mạnh thực hành, tiết kiệm... hầu hết các đơn vị của Binh chủng Công binh đã triển khai sâu rộng phong trào thi đua “Ngành Hậu cần Quân đội làm theo lời Bác Hồ dạy”. Điểm nổi bật trong công tác TGSX ở các đơn vị công binh là mô hình chăn nuôi lợn tập trung theo hướng công nghiệp. Trường sĩ quan Công binh, Đoàn H29, H79, H49 là những ví dụ thành công về tạo dựng chăn nuôi tập trung, kết hợp với xây dựng các bể khí đốt Biogas vừa tiết kiệm chất đốt, vừa giữ vệ sinh môi trường. Trung bình, mỗi con lợn cho lãi từ 50.000 đến 150.000 đồng. Quan trọng hơn, các đơn vị cơ bản đáp ứng được định lượng thịt, bảo đảm chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, không để nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Hiểu rõ lợi ích từ TGSX, ý thức trách nhiệm của mọi cán bộ, chiến sĩ đối với phong trào được đề cao, nhận thức và cách thức TGSX của đơn vị dần thay đổi theo hướng tích cực, trở thành nhu cầu, tính tự giác trong mỗi người. Thăm Phân đội 1, Đoàn H49, ai cũng phải ngỡ ngàng thán phục bởi ở vùng đất trung du đá ong, bổ nhát cuốc xuống lửa tóe ra, bàn tay bật ngược trở lại, cánh tay tức lên tận bả vai... nhưng những vườn rau cứ xanh ngăn ngắt. Chẳng phải loại rau “phổ thông” mà toàn loại rau cao cấp, chất lượng cao. Thiếu tá Hoàng Văn Thành, chỉ huy trưởng phân đội lội xuống vạt rau cần nhổ lên một nắm, giới thiệu: “Các loại rau ở đây không sử dụng hóa chất nhưng được chăm bón đúng kỹ thuật nên chất lượng khá tốt. Chúng tôi có đủ rau ăn, kể cả những lúc giáp vụ. Ngoài ra, lợn, gà, thỏ, ngỗng... mỗi năm cũng cho khoản thu lãi hàng trăm triệu đồng. Từ nguồn thu đó, mỗi ngày đơn vị đưa vào ăn thêm 1.000 đồng/người”.

Tôi chợt nhớ lại câu nói của Binh nhất Phạm Văn Thành, chiến sĩ của Phân đội 1 khi anh vừa lấy rau cho đàn thỏ, vừa vui vẻ thổ lộ: “Tăng gia cũng là nhiệm vụ anh ạ!”...

Bộ đội đến đâu, trồng rau đến đó

Tôi đã nhiều lần đến Đoàn H29, Đoàn H39, Đoàn H49 nên biết rõ công tác hậu cần ở những nơi này vốn “có tiếng” của Binh chủng Công binh. Đặc biệt hệ thống vườn, ao, chuồng, giàn… ở những đơn vị này được quy hoạch cơ bản, nên hiệu quả từ TGSX khá cao. Dẫu sao, các đơn vị này vẫn có những điều kiện thuận lợi hơn so với Phân đội 93 ở vùng đất đá ong Sơn Tây và H93 ở bán đảo Cam Ranh thừa nắng, thừa cát trắng thì điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của bộ đội.

Bất giác tôi nhớ lại hình ảnh một chiến sĩ ở đơn vị H93 gánh đầy hai ô doa nước, anh tưới như đổ lên luống mồng tơi mà cát cứ hút nước xèo xèo. Vậy nhưng, ở vùng bán đảo cát trắng ấy, dưới bàn tay cần mẫn của người lính, rau vẫn cứ xanh rì. Như để giải thích cho khách hiểu, Chính ủyNguyễn Thanh Tùng chỉ hồ nước ngọt được kè cẩn thận nói: “Tăng gia sản xuất cũng là nhiệm vụ, một công, nhiều việc. Chúng tôi đắp hồ nước này, vừa là chỗ để huấn luyện, vừa thả cá, vừa lấy nước tưới cho cây trái, rau quả…”. Không riêng gì ở “bản doanh”, mỗi khi hành quân đến các công trình, dù ở biển đảo hay biên giới xa xôi, cán bộ, chiến sĩ H93 luôn biết cách “mang theo” những vườn rau tươi tốt. Thật dễ hiểu bởi cha ông ta đã dạy “có thực mới vực được đạo”, xây dựng, làm công trình phần lớn ở nơi xa chợ, xa dân, không chủ động tạo nguồn thì có tiền cũng đành chịu. Vì thế, đặt chân đến đâu, bộ đội công binh dựng nhà cửa và… tìm đất trồng rau, chăn nuôi đến đấy. Vẫn biết những lúc như thế, chẳng riêng gì lính công binh, bộ đội thuộc binh chủng nào cũng phải tìm cách vượt lên, nhưng tôi vẫn thấy lính công binh có điều gì đó khá đặc biệt.

Là lính công binh, gặp họ ở những vùng rừng sâu, núi thẳm, trên những con đường tuần tra biên giới đang mở… đã đành, tôi còn nhiều lần gặp họ ở những nơi thiên tai, lũ lụt hoành hành, thảm họa bất ngờ xảy ra. Chỉ trong năm 2007, chấp hành mệnh lệnh của trên, Bộ tư lệnh Binh chủng đã điều động Đoàn H39, H49 cơ động làm nhiệm vụ ứng cứu, khắc phục hậu quả cơn bão số 5 tại Vĩnh Lộc, Thạch Thành (Thanh Hóa), Nho Quan (Ninh Bình) và một số địa phương miền Trung; khắc phục hậu quả sập núi tại Bản Vẽ (Tương Dương, Nghệ An), sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ, tạo được sự tin yêu, mến phục của nhân dân… Chính vì nhiệm vụ thường xuyên phân tán, lãnh đạo binh chủng và đặc biệt là những người làm công tác hậu cần đã luôn trăn trở, nặng lòng với công tác nuôi dưỡng bộ đội, lo cho bộ đội có đủ sức khỏe, đủ điều kiện thực hiện nhiệm vụ trong mọi tình huống. Đại táNguyễn Thành Định, Phó tư lệnh Binh chủng trong câu chuyện với chúng tôi đã khái quát: “Tính cơ động của bộ đội đòi hỏi tất cả các mặt công tác hậu cần từ hạt muối, cân gạo, viên thuốc đến mỗi lít xăng, can dầu phải được chuẩn bị chu đáo. Trong điều kiện giá cả các mặt hàng tăng cao, dịch bệnh gia súc, gia cầm xảy ra trên diện rộng, nếu không chuẩn bị chu đáo, không thể nói bộ đội no đủ được”.

Đúng vậy, bằng nhiều biện pháp tích cực, đồng bộ trong công tác TGSX, chăn nuôi, chế biến, đẩy mạnh thực hành, tiết kiệm... hầu hết các đơn vị của Binh chủng Công binh đã triển khai sâu rộng phong trào thi đua “Ngành Hậu cần Quân đội làm theo lời Bác Hồ dạy”. Điểm nổi bật trong công tác TGSX ở các đơn vị công binh là mô hình chăn nuôi lợn tập trung theo hướng công nghiệp. Trường sĩ quan Công binh, Đoàn H29, H79, H49 là những ví dụ thành công về tạo dựng chăn nuôi tập trung, kết hợp với xây dựng các bể khí đốt Biogas vừa tiết kiệm chất đốt, vừa giữ vệ sinh môi trường. Trung bình, mỗi con lợn cho lãi từ 50.000 đến 150.000 đồng. Quan trọng hơn, các đơn vị cơ bản đáp ứng được định lượng thịt, bảo đảm chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, không để nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Hiểu rõ lợi ích từ TGSX, ý thức trách nhiệm của mọi cán bộ, chiến sĩ đối với phong trào được đề cao, nhận thức và cách thức TGSX của đơn vị dần thay đổi theo hướng tích cực, trở thành nhu cầu, tính tự giác trong mỗi người. Thăm Phân đội 1, Đoàn H49, ai cũng phải ngỡ ngàng thán phục bởi ở vùng đất trung du đá ong, bổ nhát cuốc xuống lửa tóe ra, bàn tay bật ngược trở lại, cánh tay tức lên tận bả vai... nhưng những vườn rau cứ xanh ngăn ngắt. Chẳng phải loại rau “phổ thông” mà toàn loại rau cao cấp, chất lượng cao. Thiếu tá Hoàng Văn Thành, chỉ huy trưởng phân đội lội xuống vạt rau cần nhổ lên một nắm, giới thiệu: “Các loại rau ở đây không sử dụng hóa chất nhưng được chăm bón đúng kỹ thuật nên chất lượng khá tốt. Chúng tôi có đủ rau ăn, kể cả những lúc giáp vụ. Ngoài ra, lợn, gà, thỏ, ngỗng... mỗi năm cũng cho khoản thu lãi hàng trăm triệu đồng. Từ nguồn thu đó, mỗi ngày đơn vị đưa vào ăn thêm 1.000 đồng/người”.

Tôi chợt nhớ lại câu nói của Binh nhất Phạm Văn Thành, chiến sĩ của Phân đội 1 khi anh vừa lấy rau cho đàn thỏ, vừa vui vẻ thổ lộ: “Tăng gia cũng là nhiệm vụ anh ạ!”...

NGÔ ANH THU