Nhiều người cũng đã biết, Đức Lập (hay còn gọi là Đồi 722) là cứ điểm của lực lượng đặc biệt - một căn cứ quân sự của Quân đội Hoa Kỳ và quân đội chính quyền ngụy Sài Gòn, nằm ở phía Tây Nam Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên.

Sở dĩ gọi là Đồi 722 hoặc Cứ điểm 722 là vì ngọn đồi 722 có độ cao 722m so với mặt biển, với diện tích khoảng 1 km², được Mỹ - ngụy xây dựng rất kiên cố. Đánh cứ điểm này khó hơn nhiều so với cứ điểm Đắc Pét (Bắc Kon Tum) mà ngày 17, 18-5 năm 1974 chúng tôi đã tiêu diê%3ḅt. Chính trong trâ%3ḅn Đắc Pét năm 1974, tôi vinh dự được kết nạp Đảng tại trâ%3ḅn địa, đúng ngày sinh nhật Bác (19-5-1974).

Xe tăng quân giải phóng tiến công thị xã Buôn Ma Thuột, ngày 10-3-1975 trong chiến dịch Tây Nguyên. Ảnh: Tư liệu TTXVN 

Đặc thù lính trinh sát

Là lính trinh sát nên chúng tôi được huấn luyê%3ḅn khá cơ bản: Phải sử dụng tốt la bàn các loại của các nước, thành thạo đọc, sử dụng bản đồ UTM của quân đội Mỹ. Người Mỹ đã sử dụng hệ tọa độ UTM với số liệu Elipxoit của Everest để lập ra bản đồ địa hình cho khu vực miền Nam nước ta (là chiến lợi phẩm chúng tôi thu được) và biết so sánh, đối chiếu với bản đồ do Trung Quốc in (trên cấp phát). Ngoài ra, lính trinh sát chúng tôi còn phải biết đi đêm trong rừng không có la bàn hay không có bản đồ hoặc khi lạc đơn vị, một mình ở trong rừng sâu, núi thẳm. Quân tư trang khi thám thính, trinh sát địch chỉ có mũ tai bèo Quân giải phóng, khẩu AK47 với 3 băng đạn, 3 quả lựu đạn (hoặc mỏ vịt của Mỹ, hoặc lưu đạn chày của Liên Xô hoặc Trung Quốc), một bi đông, mô%3ḅt băng cứu thương, vài viên thuốc, một dao găm, mô%3ḅt bô%3ḅ tăng võng và vài bánh lương khô... Với trang bị gọn nhẹ như vậy để chúng tôi dễ cơ đô%3ḅng, luồn lách, leo trèo hay bơi lô%3ḅi. Ngoài ra chúng tôi cũng phải luôn nhớ: “Đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng” và thực hiện trao đổi, đánh dấu đường đi bằng các kiểu ám hiê%3ḅu, ký hiê%3ḅu chỉ có quân ta mới nhâ%3ḅn biết được. Đào tạo, huấn luyê%3ḅn cơ bản thì giống nhau nhưng lực lượng trinh sát đặc công và bô%3ḅ binh được huấn luyê%3ḅn kỹ hơn, cao hơn do tính đặc thù của binh chủng. Thường thì chúng tôi đi từng nhóm nhỏ 1-2 người và đi sau các trinh sát đặc công hay bộ binh vì họ có thể tiếp câ%3ḅn sát nách địch. Trinh sát xong, các toán rút ra ở các thời điểm khác nhau và người lính trinh sát phải nhớ đường về để không bị lạc.

Chúng tôi còn được học cách đối phó với biệt kích, thám báo Mỹ - ngụy, tự mình biết cách chống chọi với đói khát và thú dữ trong rừng. Cây, củ quả dại cái nào ăn được, cái nào không cũng phải biết. Và với lính trinh sát phòng không chúng tôi, còn phải biết đo đạc tính toán các phần tử và nhâ%3ḅn dạng chính xác các loại máy bay địch cùng các phần tử, tính năng kỹ thuâ%3ḅt, chiến thuâ%3ḅt của chúng.

Quân Giải phóng đánh chiếm sở chỉ huy Sư đoàn 23 ngụy trong trận Buôn Ma Thuột, tháng 3-1975. Ảnh tư liệu/baodaklak.vn

Thường thì để đánh chắc thắng, các trinh sát bô%3ḅ binh, pháo binh, phòng không… phải đi tiền trạm, trinh sát trước, theo yêu cầu khác nhau của mỗi đơn vị rồi về báo cáo cấp trên. Đi trinh sát nhiều điểm nhưng chúng tôi cũng không biết sẽ đánh căn cứ nào và đánh vào lúc nào, do trên rất bí mâ%3ḅt mục tiêu tấn công cũng như giờ G (giờ nổ súng).

Tôi nhớ, ngày đó đại đô%3ḅi chúng tôi đóng quân trong mô%3ḅt cánh rừng râ%3ḅm ở Campuchia cách Viê%3ḅt Nam chừng 30 cây số và ăn Tết ở đó. Chiến trường lúc này im ắng, anh em trong đơn vị vẫn công tác bình thường. Hết giờ học tâ%3ḅp, huấn luyê%3ḅn thì đánh tú lơ khơ, ai đó mỗi lần thua phải quỳ, đô%3ḅi xoong nồi, hoặc đô%3ḅi mũ cối lên đầu hoặc đeo balo nặng hay bị bôi mô%3ḅt vạch nhọ nồi nhờn mỡ lên mặt… Thâ%3ḅt sự, chúng tôi thời đó coi cái chết nhẹ lắm, dù ai cũng muốn sống, chẳng ai muốn chết cả; nhưng chiến tranh nó có quy luâ%3ḅt riêng của nó, đôi khi chúng tôi thường bảo, hòn tên mũi đạn nó tránh mình chứ mình làm sao mà tránh nó được như mong muốn.

Thế rồi, bất ngờ chúng tôi được lê%3ḅnh hành quân cấp tốc trong đêm tối mù mịt. Lính tráng chúng tôi chỉ biết thực hiê%3ḅn mê%3ḅnh lê%3ḅnh “Quân lê%3ḅnh như sơn”. Hành quân đi đâu, đánh cứ điểm nào thì chịu; nhưng là lính trinh sát, từng đi tiền trạm nên tôi lờ mờ đoán ra…

Cứ điểm Đức Lập. Ảnh: wikipedia.

Tấn công cứ điểm Đức Lập

Đúng ngày Quốc tế phụ nữ 8-3 năm 1975 chúng tôi nổ súng tấn công cứ điểm Đức Lâ%3ḅp. Đánh cả ngày 8-3, đại đô%3ḅi tôi gần hết cơ số đạn mà vẫn chưa xong. Đánh sang ngày 9-3 thì hết đạn. Chưa bao giờ Đại đô%3ḅi tôi bắn hết 2 cơ số đạn trong mô%3ḅt trâ%3ḅn. Xe tiếp đạn không kịp. Hình như bọn cường kích A37 “đánh hơi” thấy chúng tôi hết đạn nên chúng tìm cách chớp cơ hô%3ḅi, ném bom ồ ạt lên đầu bọn tôi, hòng tiêu diê%3ḅt pháo cao xạ chúng tôi và hỗ trợ cho cứ điểm Đức Lâ%3ḅp. Đạn trong cứ điểm Đức Lâ%3ḅp cũng bắn ra xối xả, nhiều đồng đội gục ngã trước hàng rào bùng nhùng kẽm gai. Ở các mũi tấn công là mấy đơn vị bô%3ḅ binh ta thì đang cố tiến sát hàng rào kẽm gai bùng nhùng của địch. Đại đội 33 pháo cao xạ chúng tôi cách hàng rào kẽm gai địch cũng không xa lắm. Nhìn mắt thường qua sương mù tháng 3 Tây Nguyên thấy lờ mờ nhưng quan sát bằng khí tài quang học TZK và ống nhòm của Liên Xô thì thấy rõ cả lô cốt và lỗ châu mai. Địch chắc cũng nhìn thấy chúng tôi. Đơn giản: mình nhìn thấy nó thì nó cũng nhìn thấy mình. Với khoảng cách đó chỉ có súng cối phát huy tác dụng, còn tiểu liên AK47 thì không.

Nhiều phương tiện chiến tranh của địch ở Chi khu kiên cố Đức Lập rơi vào tay quân giải phóng. Ảnh tư liệu: TTXVN 

5 giờ sáng, anh nuôi Nông Văn Hà, người Tày gánh cơm ra trâ%3ḅn địa. Tôi mang cà mèn, bi đông ra nhâ%3ḅn suất. Vừa chui ra khỏi hầm, ngoi lên, “nửa trên nửa dưới”, chân còn dưới hầm, tay đặt lên miê%3ḅng công sự định trèo lên, tự nhiên nghe tiếng nổ chói tai chát chúa. Quả đạn cối của địch từ trong cứ điểm bắn ra trúng cái cây cụt ngọn, cách hầm tiểu đô%3ḅi trinh sát của tôi khoảng 3 mét. (Hôm trước chúng tôi yêu cầu công binh dùng bô%3ḅc phá dây để cắt đứt cây để không bị vướng xạ giới. Công binh làm vài lần nhưng cây to và gỗ dai quá nên vẫn đứng đó). Chính trị viên Nguyễn Mạnh Thường dính mảnh đạn cối ôm mặt quằn quại. Anh bị thương rất nặng, bay toàn bô%3ḅ mũi, mất gần như nửa mặt. Máu chảy xối xả trên mặt anh... Tôi vô%3ḅi dùng máy TZK và ống nhòm quan sát thì thấy các ụ châu mai của địch trong cứ điểm khạc đạn đỏ lừ và liên tục. Tiếng AK của bộ binh ta điểm xạ ngắn 2 viên mô%3ḅt, nghe rõ “tằng tằng, tằng tằng”, biết ngay sát đại đô%3ḅi mình là lính bô%3ḅ binh chủ lực nhưng không biết của đơn vị nào. Đạn của ta và địch bay chéo cánh sẻ chiu chíu, ùng oàng đinh tai. Nhìn qua TZK và ống nhòm tôi thấy bô%3ḅ binh ta tiến lên châ%3ḅm, có vẻ rất khó khăn khi cố đặt bô%3ḅc phá ống phá hàng rào bùng nhùng và kẽm gai để mở “cửa mở” cho bô%3ḅ binh ta xông lên.

 Ống nhòm TZK / Бинокль ТЗК của Liên Xô. Ảnh nhân vật cung cấp.

Trước tình hình đó, chúng tôi được lê%3ḅnh hạ góc tà, dùng cả 2 loại đạn 57 ly và 23 ly đạn nổ có đạn vạch đường và cả đạn xuyên thép, bắn vào các ụ phòng ngự và lô cốt địch, bằng các điểm xạ ngắn 5-7 viên. 6 khẩu 57 ly của Liên Xô (tốc độ bắn 105-120 viên/phút/mô%3ḅt khẩu) và 2 khẩu 23 ly 4 nòng (tốc đô%3ḅ bắn 6000 phát phút, cũng do Liên Xô sản xuất) của đơn vị tôi khạc lửa vào cứ điểm, hỗ trợ cho bô%3ḅ binh ta xông lên mở cửa mở. Với tốc đô%3ḅ bắn như vâ%3ḅy, chúng tôi đã dô%3ḅi bão lửa giống như Cachiusa vâ%3ḅy. Trinh sát chúng tôi theo dõi qua TZK và ống nhòm để điều chỉnh cự li, làn đạn, báo cáo mục tiêu giúp đại đô%3ḅi trưởng Nguyễn Văn Tâm ra lê%3ḅnh bắn chính xác nhất có thể. Khi bắt được tù binh, bọn chúng sợ hãi thốt lên: “Các ông có đại bác liên thanh. Chưa bao giờ chúng tôi thấy nổ dồn dâ%3ḅp và khủng khiếp như vâ%3ḅy”.

Phương tiện chiến tranh của địch ở Chi khu quân sự kiên cố Đức Lập rơi vào tay quân giải phóng. Ảnh: Tư liệu TTXVN 

Hâ%3ḅu quả “bắn như Cachiusa” là chúng tôi hết sạch 2 cơ số đạn, còn “lũ nhặng” A37 lại điên cuồng trút bom. Đáng sợ và nguy hiểm nhất là các loạt bom chùm, hàng vạn mảnh đạn chùm lên đầu chúng tôi, chụp xuống như rễ lúa ngoằn nghèo, khói bom màu đen lẫn nâu, cô%3ḅng thêm bom bi rơi xuống nổ như ngô rang. Chúng tôi với mũ sắt Liên Xô che kín đầu chịu trâ%3ḅn, bó tay vì hết đạn.

Đang phút hoảng loạn, bỗng nghe lê%3ḅnh của Đại đô%3ḅi trưởng Tâm: “Sơ tán!” Chúng tôi lâ%3ḅp tức chui vào ngay hầm chữ A. May quá, ít phút sau xe tiếp đạn đến và chúng tôi tiếp tục khạc đạn vào quân thù. Đến bây giờ chúng tôi vẫn biết ơn ông đã ra lê%3ḅnh đó mà sống sót.

Trong trâ%3ḅn này toàn Trung đoàn 234 của chúng tôi (gồm các đại đội 31, 32, 33, 34, 35 và 36) được trên thông báo bắn rơi 2 máy bay. Chúng tôi không nhìn thấy máy bay địch rơi vì phần thì khói lửa đất đá bay mù mịt khi bắn, phần vì có thể máy bay địch chỉ trúng mảnh đạn nên không rơi tại chỗ. Thông thường chỉ cần xơi trọn mô%3ḅt quả đạn 57 ly, chắc chắn máy bay địch sẽ cháy và nổ tung, phi công khó lòng thoát chết và máy bay "rơi tại chỗ" - mô%3ḅt khái niê%3ḅm trong đánh nhau của lính phòng không-không quân chúng tôi.

Truy kích địch và bị thương

Xong Đức Lâ%3ḅp còn nghi ngút khói, đại đội tôi được lệnh cấp tốc hành quân về Buôn Ma Thuột. Đêm 10-3 về đến Buôn Ma Thuô%3ḅt, thấy đạn ta và địch đỏ rợp trời, phần do nổ kho đạn của địch ở khu kho Mai Hắc Đế. Nghe thấy tiếng xe tăng ầm ì của ta mà mừng vì có xe tăng là đánh to nhưng dễ thắng hơn và ít thương vong hơn. Nói thật là cánh lính chúng tôi thấy bớt lo hơn và có thêm tí phấn chấn...

Ngày 11-3-1975, quân ta tiếp tục đánh chiếm khu kho Mai Hắc Đế khá căng thẳng... Rồi thì cũng giải phóng xong cái thị xã khó nhằn này và bọn địch buô%3ḅc tháo chạy về sân bay Hòa Bình. Đại đội 33 của chúng tôi được lệnh truy kích địch. Ngày 14-3 anh em đến sát sân bay, vừa đào công sự vừa thì thào với nhau: Một đại đội đặc công lính Hà Nội đánh vào sân bay bị tổn thất lớn; quân địch bắt được bộ đội ta và đã có hành động dã man ghê tởm thời trung cổ. Tất cả khoảng hai chục đồng đội chúng tôi bị lính Việt Nam Cộng hòa sát hại mô%3ḅt cách rất dã man.

Quân giải phóng tiến vào đánh chiếm sân bay Hòa Bình ở thị xã Buôn Ma Thuột. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Ngày 16-3-1975, địch nống ra và “đàn ruồi” hàng chục máy bay A37 cường kích ném bom, bay đội hình bàn tay xòe, tương bom như vãi trấu xuống đại đội chúng tôi. Do trinh sát chúng tôi (chiến sĩ trinh sát Nguyễn Văn Viê%3ḅn, người Ninh Bình, sinh viên năm thứ nhất Đại học Nông nghiê%3ḅp, nhâ%3ḅp ngũ 6-9-1971 cùng với tôi) đã không may do "bị" phân công đúng hướng mặt trời nên chói mắt, không quan sát và quản lý tốt mục tiêu, đã để lọt mô%3ḅt chiếc cường kích hướng 32 tấn công vào chúng tôi. Cả đại đô%3ḅi tôi lãnh đủ loạt bom trút trúng trâ%3ḅn địa. Ngày hôm đó, địch gần như vô hiê%3ḅu hóa đại đội 33 anh hùng chúng tôi. Bạn tôi, cùng lính sinh viên khoa Toán, Đại học Tổng hợp Hà Nô%3ḅi, Trung đô%3ḅi trưởng Nguyễn Văn Thuâ%3ḅt hy sinh tại chỗ, tư thế nửa quỳ, nửa ngồi, trên tay vẫn nắm chặt cờ đỏ đuôi nheo như đang hạ lê%3ḅnh bắn. Cùng hy sinh như Thuâ%3ḅt còn nhiều đồng đô%3ḅi khác.

Tôi bị đất vùi và câ%3ḅu lính trinh sát Nguyễn Văn Triều, quê Yên Bái cùng hầm với tôi đã ngã xuống, đổ â%3ḅp vào người tôi lẫn máu và đất đá. Anh em bới chúng tôi lên… Tôi nằm cạnh Triều, cố gượng băng bó cho Triều nhưng 3 mảnh đạn to cắm vào đầu, vào cổ, Triều thở rất khó khăn, tuôn ra máu lẫn đất cát ở mũi, mồm và tai. Tôi loạng choạng ôm lấy Triều và nấc lên: “Triều ơi! Em đừng chết!”. Nhưng vết thương vào đầu quá nặng, Triều trút hơi thở cuối cùng ít phút sau đó. Tôi vuốt mắt em và gục xuống. Tháng sau em nó sẽ tròn 19!!!

Sau 11 giờ trưa hôm đó (16-3-1975), đơn vị chúng mất sức chiến đấu. Trâ%3ḅn địa tan hoang, nham nhở hố bom và đồng đô%3ḅi thì bị thương và hy sinh nằm la liê%3ḅt...

Không được phép xuyên tạc lịch sử hay vô ơn với thế hê%3ḅ trước

Nhớ lại những ngày này để nói lên một điều: địch rất mạnh, đánh nhau với chúng rất khó khăn và ác liệt, không phải như những người chưa ra trận ngày nào, ít am tường các trận đánh, lại cũng ít đọc lịch sử chiến đấu của quân đội ta vào thời kỳ này rồi có những bài viết, lời lẽ không đúng với lịch sử, sai sự thật. Họ phải hỏi những người lính chiến trong cuộc để viết cho đúng, cho hay, kể chuyện phải trung thực. Phải là người lính chiến, trực tiếp giữa hòn tên mũi đạn của cấp tác chiến, mới cảm nhâ%3ḅn được sự ác liệt, mô%3ḅt mất mô%3ḅt còn, từng giây như chúng tôi. Cả cuô%3ḅc đời lính, tôi cùng đồng đô%3ḅi đánh nhau với địch hàng trăm trâ%3ḅn, trên không có, trên bô%3ḅ có và không thể nhớ hết nhưng thâ%3ḅt may mắn tôi vẫn sống sót, dù bị thương.

Đồng bào Tây Nguyên múa hát mừng chiến thắng. Ảnh: Thanh Tụng/TTXVN 

Tôi là lớp sinh viên "xếp bút nghiên lên đường ra trâ%3ḅn" và là số ít còn lại của lính sinh viên 6971, (nhâ%3ḅp ngũ ngày 6-9-1971) được trở ra miền Bắc tiếp tục sự nghiê%3ḅp học tâ%3ḅp còn dở dang. Khoác ba lô con cóc trở về điểm xuất phát ra đi, lòng bồi hồi xúc đô%3ḅng, thầm nghĩ: “Được sống rồi, được học tâ%3ḅp rồi”. Nhưng bên cạnh cái vui, cái hạnh phúc đó, tôi không khỏi không nhớ thương những bạn học với mình, đồng đô%3ḅi của mình đang nằm đâu đó dưới lòng sông Thạch Hãn, Pô Kô, Sê Băng Hiêng, Sa Thầy, các khe suối hay trong những cánh rừng râ%3ḅm ngút ngàn Trường Sơn...

Ngày 19-12-1975, vết thương của tôi tái phát, kèm theo sốt rét trở lại. Người tôi sốt 41°C phải vào Quân y viê%3ḅn 108 cấp cứu. Sau 3 ngày nằm viện, tôi loạng choạng đứng dâ%3ḅy bước khỏi giường và men tường, ra sân hít thở chút không khí ngoài trời. Tôi lờ mờ nhìn thấy mô%3ḅt người đang đi ngược chiều với tôi, cách khoảng dăm bảy mét gì đó. Mô%3ḅt tay anh ấy đặt bắp tay lên mũi, còn bàn tay như che gần hết mô%3ḅt mắt. Băng gần kín đầu. Dáng người tôi nhâ%3ḅn ra và anh ấy hình như cũng nhâ%3ḅn ra tôi, dù tôi cũng băng kín đầu chỉ hở 2 con mắt, má và cằm. Chúng tôi lảo đảo bước lại gần nhau. Tôi ôm lấy anh và anh ấy cũng ôm tôi chỉ bằng mô%3ḅt tay. Cả hai đều thốt lên từ đầu tiên: “Chính trị viên Thường!”, “Cảnh Toàn!”. Nước mắt chúng tôi cùng chảy ra, mờ đi. Anh Thường nói như khóc: “Bị thương nhưng sống rồi, Cảnh Toàn ơi!”.

Tôi hỏi anh sao lại băng bắp tay lên mặt thế kia, anh nói rất khó nghe (vì bị thương bay mất mũi hôm 9-3-1975 như kể ở trên): “Các bác sĩ phải làm thế để lấy da tay của tớ cấy lên mặt làm lại mũi...”. Anh Thường sau này tôi giúp anh luyện thi vào đại học và thành công. Anh mất cách đây đã 6 năm...

GS, TS Nguyễn Cảnh Toàn - cựu chiến binh Mặt trận Tây Nguyên trong lần về thăm Đài chứng tích sinh viên - chiến sĩ thành cổ Quảng Trị. Ảnh nhân vật cung cấp

Ngày hôm nay, tôi vừa tròn 47 năm tuổi Đảng, ngồi hồi tưởng lại về quãng thời gian cách đây hơn 46 năm trước của những người lính sinh viên đầy kiêu hãnh, tự hào trong gian khổ, rằng chúng tôi đã chiến đấu anh dũng và hy sinh như thế. Nước mắt tôi cứ chảy ra, mắt nhòe đi vì nhớ nhiều đồng đội của mình đã hy sinh ở Thành cổ Quảng Trị và Buôn Ma Thuô%3ḅt không trở về... Sự hy sinh của họ là vô giá và không ai được phép xuyên tạc lịch sử hay vô ơn với thế hê%3ḅ trước đã ngã xuống vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

GS, TS NGUYỄN CẢNH TOÀN - cựu chiến binh Mặt trận Tây Nguyên