Tùy tiê%3ḅn lâ%3ḅp bến thủy nô%3ḅi địa
Bến Hồng Vũ trên sông Tiền thuô%3ḅc địa phâ%3ḅn phường 1, TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang không có cầu cảng, bến bãi, kết cấu hạ tầng, không có hê%3ḅ thống phao tiêu báo hiê%3ḅu…Ven bờ, cây cối, đất đá, chất thải ngổn ngang. Thế nhưng, chúng tôi chứng kiến nơi đây có hơn 10 tàu, thuyền của tư thương chở đầy hàng hóa câ%3ḅp bến chuyển hàng lên TP Mỹ Tho tiêu thụ và ngược lại. Ông Võ Văn Thanh (quê tỉnh Bến Tre) chủ mô%3ḅt thuyền vừa câ%3ḅp bến, nói: “Vẫn biết bến không bảo đảm quy định an toàn, nhưng nếu vào các bến có phép thì lại mất phí, tốn công vâ%3ḅn chuyển mà còn nhiều thủ tục hành chính rườm rà, nên chúng tôi thấy thuâ%3ḅn chỗ nào thì câ%3ḅp bến chỗ ấy”. Theo bà Bùi Thị An Hân, Chủ tịch UBND phường 1: Chính quyền địa phương đã vâ%3ḅn đô%3ḅng người dân không câ%3ḅp bến Hồng Vũ nhưng do điều kiê%3ḅn kinh tế còn khó khăn nên nhiều người vẫn cố tình thực hiê%3ḅn”. Cơ sở vâ%3ḅt chất không bảo đảm, trước đây, bến Hồng Vũ đã xảy ra nhiều vụ va chạm, tai nạn tàu, thuyền, làm xói lở sâu vào bờ. Cũng do không có người quản lý cụ thể, nhiều chủ tàu, thuyền còn tranh chấp nhau vị trí, thời gian neo đâ%3ḅu để bốc xếp hàng hóa.
Đi dọc sông Tiền, cứ cách khoảng 150 đến 300m, chúng tôi lại gặp mô%3ḅt bến thủy nội địa tự phát, có nhiều tàu, thuyền neo đâ%3ḅu, bốc xếp hàng hóa... Nhiều bến thủy nội địa, tàu thuyền neo đâ%3ḅu chiếm hơn nửa dòng sông, lấn chiếm hành lang bảo vê%3ḅ luồng đường thủy nô%3ḅi địa, cản trở nghiêm trọng hoạt đô%3ḅng giao thông thủy, nguy cơ mất an toàn cao. Không chỉ tại sông Tiền mà các kênh giao thông thủy nô%3ḅi địa huyết mạch, như kênh Chợ Gạo tình trạng bến thủy nội địa tự phát cũng gia tăng.
Tỉnh Tiền Giang nằm trong vùng trọng điểm kinh tế phía Nam, có hê%3ḅ thống sông, rạch chằng chịt, là tuyến giao thông thủy nô%3ḅi địa huyết mạch kết nối giữa các tỉnh ĐBSCL với TP Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam Bô%3ḅ. Tuy nhiên, theo thống kê chưa đầy đủ của ngành chức năng, hiê%3ḅn Tiền Giang có hơn 600 bến thủy nội địa, trong đó có gần 20% bến thủy nội địa không phép, tự phát. Các bến thủy nội địa hoạt động trái phép đều không có cơ sở hạ tầng, cầu cảng, hê%3ḅ thống cảnh báo an toàn... Bên cạnh đó, tại các bến thủy nội địa có phép, viê%3ḅc bảo đảm cơ sở hạ tầng, kỹ thuâ%3ḅt cũng rất hạn chế, nhiều nơi xuống cấp, công nghê%3ḅ lạc hâ%3ḅu, thủ công, lấn chiếm lòng sông. Viê%3ḅc hình thành bến thủy nội địa tự phát là mô%3ḅt trong những nguyên nhân khiến bờ sông, kênh bị sạt lở, quá tải giao thông thủy nô%3ḅi địa. Tại các bến thủy nội địa không phép, nhiều chủ tàu, thuyền còn xả thải tùy tiê%3ḅn xuống sông, làm gia tăng ô nhiễm môi trường và gây mất mỹ quan các sông, rạch; nhiều tàu chở hàng vượt tải trọng vẫn ngang nhiên neo đâ%3ḅu, câ%3ḅp bến.
Theo ông Võ Hoàng Danh, Phó trưởng Phòng Quản lý Hạ tầng giao thông, Sở Giao thông vâ%3ḅn tải tỉnh Tiền Giang: Bến thủy nội địa không phép gia tăng là do không ít doanh nghiê%3ḅp, tổ chức, cá nhân có nhu cầu trung chuyển, vâ%3ḅn chuyển hàng hóa phục vụ sản xuất, kinh doanh. Họ dùng nhiều thủ đoạn san, lấp, tự ý lâ%3ḅp bến thủy nội địa sát cơ quan, doanh nghiê%3ḅp mình nhằm giảm chi phí vâ%3ḅn chuyển...
Cùng với đó, chúng tôi cho rằng: Nguyên nhân dẫn đến việc xuất hiện nhiều bến thủy nội địa tự phát còn do công tác quản lý của chính quyền địa phương và các ngành chức năng thiếu kiên quyết. Bên cạnh đó, việc rà soát, quy hoạch, đầu tư, nâng cấp bến thủy nội địa chưa được các địa phương quan tâm đúng mực, nên nhiều bến thủy nội địa có phép nhưng cơ sở vâ%3ḅt chất nghèo nàn, lạc hâ%3ḅu, quy mô, năng suất thấp, tính rủi ro cao.
Bến thủy tự phát trên sông Tiền thuô%3ḅc địa phâ%3ḅn TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, lấn chiếm luồng thủy nô%3ḅi địa.
Khẩn trương giải bài toán quy hoạch
Trước thực trạng gia tăng bến thủy nội địa tự phát, ông Võ Hoàng Danh cho biết: Thời gian tới, chúng tôi sẽ tham mưu cho cấp trên xây dựng và triển khai đề án “Sắp xếp hê%3ḅ thống cảng, bến thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 định hướng đến năm 2030”. Theo đó, Tiền Giang dự kiến sẽ nâng cấp 11 bến thủy nội địa thành các trung tâm cảng tổng hợp hàng hóa, vâ%3ḅt liê%3ḅu xây dựng và hành khách, đồng thời đầu tư xây dựng bến tổng hợp tại huyện Tân Phước để phục vụ các khu công nghiê%3ḅp và di chuyển mô%3ḅt số bến thủy nội địa ra xa trung tâm các thành phố, thị xã… Các bến thủy nội địa sẽ được đầu tư nhằm hiê%3ḅn đại hóa công nghê%3ḅ quản lý, xếp dỡ hàng hóa, nâng cao chất lượng dịch vụ, giá thành hợp lý, thân thiê%3ḅn môi trường. Về nguồn lực, tỉnh chủ đô%3ḅng đa dạng hóa các hình thức đầu tư, kết hợp ngân sách Nhà nước, địa phương, doanh nghiê%3ḅp...
Trước áp lực ngày càng tăng của hê%3ḅ thống giao thông đường bô%3ḅ, phát huy tiềm năng lợi thế giao thông thủy nô%3ḅi địa, quy hoạch bến thủy nội địa là hướng đi đúng, hiê%3ḅu quả đối với Tiền Giang nói riêng, các tỉnh khu vực ĐBSCL nói chung. Theo đó, phát triển giao thông đường thủy ở khu vực ĐBSCL phải được xác định là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của từng địa phương trên địa bàn.
DUY HIỂN