Chia sẻ 26/07/2017 14:51

Những “cô tấm” ở Đồng Phong

QĐND Online - Nếu không trực tiếp chứng kiến công việc của những cán bộ, bác sĩ, điều dưỡng viên, hộ lý... đang công tác tại Trung tâm Điều dưỡng Thương binh huyện Nho Quan (tỉnh Ninh Bình), thì khó có thể hình dung được nỗi vất vả, khó khăn, cũng như tình cảm đặc biệt của họ dành cho những thương binh bị tâm thần đang được chăm sóc tại đây. Cũng bởi thế mà từ lâu, người dân địa phương luôn coi những cán bộ, nhân viên ở đây là những “cô tấm”.

Công việc của họ, hầu như không phân biệt ngày hay đêm, không có giờ nghỉ, ngày nghỉ... Một người phụ nữ nhỏ nhắn, nhưng khi cần vẫn có thể bế, hoặc cõng một bác thương binh nặng hơn mình từ buồng điều trị, qua khoảng sân rộng, đến bãi đỗ xe cấp cứu để đưa ra bệnh viện tuyến trên. Với nhiều cô gái trẻ, chưa lấy chồng, nhưng hằng ngày vẫn cần mẫn tắm gội, thay quần áo cho một bệnh nhân nam. Trong mỗi bữa ăn, từng nữ hộ lý vừa dỗ dành, vừa chăm chút bón từng thìa cơm cho thương binh, cho dù có thể bị người ăn chửi mắng, đánh, hất cả bát cơm vào người. Nửa đêm, họ vẫn tạm gác việc gia đình để ngồi hát ru cho từng bác thương binh yên giấc ngủ... Hy sinh, vất vả và cực nhọc thế, nhưng trên khuôn mặt họ lúc nào cũng toát lên nét dịu dàng, đôn hậu.

Qua hơn 50 năm xây dựng, phát triển, những “cô tấm” này đã cùng với trung tâm vượt qua bao khó khăn thử thách, đem hết tinh thần trách nhiệm, tận tâm, tận lực, xây dựng đơn vị, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Công việc vất vả, song họ luôn vinh dự, tự hào được nuôi dưỡng, chăm sóc thương binh, bệnh binh. Trân trọng giới thiệu với bạn đọc một số hình ảnh về công việc thầm lặng của cán bộ, nhân viên trung tâm.

Thực hiện: PHÚ SƠN - TRỌNG HẢI - TUẤN HUY 






Trong bữa ăn, dù luôn dỗ dành từng thìa cơm, nhưng cũng không ít lần, những “cô tấm” bị hất đổ bát cơm như thế này.
Trong bữa ăn, dù luôn dỗ dành từng thìa cơm, nhưng cũng không ít lần, những “cô tấm” bị hất đổ bát cơm như thế này.
Các y tá động viên và cho bệnh nhân uống thuốc.
Các y tá động viên và cho bệnh nhân uống thuốc.
“Cô tấm” Nguyễn Thị Hương, công tác tại Trung tâm từ năm 1983, luôn tận tình, chăm sóc cho thương binh.
“Cô tấm” Nguyễn Thị Hương, công tác tại Trung tâm từ năm 1983, luôn tận tình, chăm sóc cho thương binh.
Cán bộ, nhân viên luôn tận tình bên từng bệnh nhân.
Cán bộ, nhân viên luôn tận tình bên từng bệnh nhân.
Những phút giây êm đềm hiếm hoi ở trung tâm.
Những phút giây êm đềm hiếm hoi ở trung tâm.
Tình cảm của những thương, bệnh binh với cán bộ, nhân viên thân thiết như tình cha – con (trong ảnh là Thương binh Đặng Văn Vĩnh và điều dưỡng viên Lê Vân Anh).
Tình cảm của những thương, bệnh binh với cán bộ, nhân viên thân thiết như tình cha – con (trong ảnh là Thương binh Đặng Văn Vĩnh và điều dưỡng viên Lê Vân Anh).
Kể cả khi bệnh nặng, mất trí nhớ, nhưng tình đồng đội vẫn không thể phai mờ.
Kể cả khi bệnh nặng, mất trí nhớ, nhưng tình đồng đội vẫn không thể phai mờ.
Những phút suy tư nhớ về ký ức chiến trường xưa.
Những phút suy tư nhớ về ký ức chiến trường xưa.
Ngày nào “Phát thanh viên”, điều dưỡng viên Bùi Thị Phượng cũng dành thời gian đọc báo, thông tin thời sự cho các thương, bệnh binh nghe.
Ngày nào “Phát thanh viên”, điều dưỡng viên Bùi Thị Phượng cũng dành thời gian đọc báo, thông tin thời sự cho các thương, bệnh binh nghe.
Ý kiến bạn đọc
BÀI LIÊN QUAN
TIN MỚI CẬP NHẬT