QĐND Online - Từ khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trên vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam và tổ chức nhiều tàu, trong đó có cả tàu chiến, máy bay hộ tống, nhiều phóng viên trong và ngoài nước đã đến nơi này tác nghiệp.
Các phóng viên đã khắc phục mọi khó khăn, đặc biệt là tình trạng thiếu phương tiện; kịp thời thu tin, ghi hình, phản ảnh trung thực các hoạt động tại thực địa,

Lực lượng CSB Việt Nam đưa phóng viên đến các tàu làm nhiệm vụ tại Hoàng Sa để tác nghiệp.

Xuồng của Tàu CSB 4032 chở các phóng viên.

Các phóng viên luôn bám sát các hoạt động của lực lượng làm nhiệm vụ thực thi pháp luật Việt Nam để thu thập thông tin thực tế.

Phóng viên hỗ trợ các tàu lực lượng CSB Việt Nam áp mạn và tách ra trên biển Hoàng Sa.

Đông đảo phóng viên trong nước và quốc tế đến Hoàng Sa tác nghiệp.

Phóng viên Etcetera Nguyễn, Tổng thư ký báo Viet Weekly của Mỹ tác nghiệp trên Tàu CSB 4032 ngày 25-5.

Phóng viên Nguyễn Mạnh Trường của chương trình thời sự Đài truyền hình VTC chụp ảnh chiếc tàu Hải cảnh của Trung Quốc cố tình ngăn cản tàu Việt Nam thực thi pháp luật.

Phóng viên Trần Huy Công, đại diện hãng tin truyền hình Nhật Bản (NDN) tác nghiệp trên Tàu CSB 4032

Phóng viên quay phim Nguyễn Đức Cường, Đài truyền hình VTV tác nghiệp tại hiện trường.

Phóng viên tác nghiệp trong ca-bin Tàu CSB 4032.

Phóng viên chiến tranh Osama Maruyama của Báo The YOMIURI SHIMBUN, tờ báo lớn và uy tín nhất Nhật Bản hiện nay tác nghiệp tại vùng biển Hoàng Sa, nơi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép.

Các phóng viên tác nghiệp ở mọi chỗ trên tàu.

Lực lượng CSB Việt Nam cũng tham gia chụp ảnh, quay phim, thu thập chứng cứ đấu tranh với những hành động sai trái của các tàu Trung Quốc.

Các phóng viên tạm biệt lực lượng CSB ở Hoàng Sa để trở về đất liền.