QĐND Online - Chú rể Ka Da Fi- cô dâu Su Bai Dah, đám cưới của đôi trai gái người Chăm, quê An Giang này vừa được tái hiện tại không gian Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội), khiến người dự không khỏi ngỡ ngàng trước những phong tục, nghi lễ truyền thống độc đáo.
Các nghi thức quan trọng của một đám cưới Chăm truyền thống diễn ra trong ba ngày. Ngày đầu tiên, họp họ làm bánh để dùng

Vào ngày “đưa rể”, nhà trai tự đưa chú rể đến nhà gái. Nhưng trước khi đến nhà gái, nhà trai phải đến thánh đường làm lễ. Ở thánh đường, bố cô dâu và đại diện cho gia đình nhà gái gồm hai người là nam giới cũng có mặt. Chú rể ngồi giữa hai người đại diện của nhà gái và trước mặt bố vợ trước sự chứng kiến của đại diện nhà trai và bố chú rể. Ông cả sẽ thực hiện nghi thức “bắt tay”

Hai họ ngồi vòng tròn và làm lễ “bắt tay”

Sau lễ “bắt tay”, chú rể được vào phòng cô dâu và ngồi lên giường

Sau thi thực hiện các nghi lễ cần thiết, cô dâu trao cho chú rể những vận dụng hàng ngày

Chú rể dẫn cô dâu ra chào anh em, họ hàng và khách dự đám cưới

Bữa cơm thân mật trong đám cưới của người Chăm thường chỉ có cơm trắng và cà ri bò, hoàn toàn không có rượu, thay vào đó là nước chè. Món bánh tráng miệng do nhà gái chuẩn bị cũng rất được ưa chuộng

Nụ cười hạnh phúc của đôi vợ chồng trẻ