QĐND Online - Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, làng nghề bánh chưng Tranh Khúc (xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì, Hà Nội) lại rộn ràng chuẩn bị nguyên liệu để gói cho kịp số lượng bánh phục vụ Tết. Để có được một chiếc bánh chưng phải trải qua rất nhiều công đoạn khác nhau, bởi vậy, vào những ngày Tết, nhà nào cũng huy động hết các thành viên trong gia đình từ người già, thanh niên cho tới trẻ em, mỗi người đảm nhận một công đoạn làm bánh.
Báo Quân đội nhân dân Điện tử trân trọng gửi tới bạn đọc một số hình ảnh về làng nghề bánh chưng Tranh Khúc.
PHONG THẢO (thực hiện)

Làng Tranh Khúc (xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì, Hà Nội) từ lâu đã nổi tiếng đất Hà thành với nghề làm bánh chưng cổ truyền.

Cụ Bùi Thị Tỵ (98 tuổi) vẫn phụ giúp con cháu cắt lá dong.

Công đoạn gói bánh được chia thành nhiều khâu do từng người phụ trách.

Gạo nếp hương được người làng mua từ tận Hải Dương bảo đảm thơm và ngon.

Đỗ xanh được nấu nhuyễn, nặn thành bánh kẹp thịt lợn ba chỉ ở giữa.

Thịt chọn làm nhân gói bánh phải là thịt lợn vai, ướp tẩm gia vị trước khi gói bánh.

Khi gói bánh, một lớp gạo nếp được đổ trên lá bánh rồi cho nhân bánh.

Không cần khuôn, những nghệ nhân ở làng Tranh Khúc vẫn có thể gói những chiếc bánh bằng nhau. Ông Nguyễn Hữu Căn (59 tuổi) có 40 năm gói bánh chưng.

Tuy người dân gói bánh bằng tay nhưng chiếc bánh vẫn vuông vắn, sắc cạnh và đều tăm tắp.

Sau khi gói, bánh chưng được xếp ngay ngắn chờ cho vào nồi luộc

Người dân Tranh Khúc tất bật với nghề gói bánh chưng.

Lâu nay, làng Tranh Khúc đã chuyển từ luộc bánh chưng bằng bếp củi sang bếp điện. Sử dụng bếp điện giúp bảo vệ môi trường và sức khỏe người dân.

Để có những chiếc bánh thơm ngon phục vụ Tết Nguyên đán chính là nhờ quá trình làm việc vất vả, miệt mài của người dân làng Tranh Khúc.