Sở Tư pháp tỉnh Tây Ninh trả lời vấn đề này như sau:
Theo quy định tại Điều 609 Bộ luật Dân sự: "Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật."
|
|
Khoản 1 Điều 640 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc. Ảnh minh họa
|
Tại Khoản 1 Điều 640 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: "Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào".
Theo quy định trên thì bố của ông có quyền lập di chúc để định đoạt đối với phần tài sản thuộc sở hữu của mình và có quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ thời điểm nào.
Do đó, đối với trường hợp ông hỏi thì đây là di chúc chung của bố, mẹ ông và hiện nay mẹ ông đã chết, bố ông vẫn có thể sửa đổi phần di chúc liên quan tới phần tài sản của mình; còn phần di chúc liên quan tới phần tài sản của mẹ ông trong khối tài sản chung không được sửa đổi.
Theo Chinhphu.vn
* Mời bạn vào chuyên mục Pháp luật xem các tin, bài liên quan.
Bạn đọc Trần Văn Sơn ở xã Cồn Thoi, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, hỏi: Đề nghị tòa soạn cho biết, việc phân chia tài sản theo di chúc được pháp luật quy định như thế nào?
Bạn đọc Hoàng Thị Hoa ở xã Thạnh Lộc, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, hỏi: Pháp luật quy định như thế nào về thủ tục lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc UBND cấp xã?
Ông Bùi Quang Thanh ở tập thể Nam Đồng, phường Nam Đồng, quận Đống Đa (TP Hà Nội) gửi đơn trình bày, bố mẹ ông có hai người con (ông Thanh và em trai).
QĐND - Bạn đọc Trần Thành Trung ở phố Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội hỏi: Đề nghị tòa soạn cho biết việc nhận lưu giữ di chúc được pháp luật quy định như thế nào?