Một ngày cuối năm 2020, Đồn Biên phòng A Xan, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Nam đón hai cậu bé người dân tộc Cơ Tu về đơn vị. Cậu bé có dáng người cao tên là Cơ Lâu Ân, sinh năm 2009; cậu bé có dáng người nhỏ là Hốih Đức Hữu, sinh năm 2019.
Lúc ấy, cán bộ, chiến sĩ đều thoáng lo ngại vì nhìn các con nuôi biên phòng đều có gương mặt buồn tủi, gầy hốc hác.
Cơ Lâu Ân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, cả cha và mẹ của em đều qua đời do ăn lá ngón tự tử. Ân lớn lên như một cái cây trên núi Ra Lát. Còn cậu bé Hốih Đức Hữu thì sống với mẹ, cha bị bệnh suy thận, đã nhiều năm chữa bệnh ở miền xuôi. Hoàn cảnh đó khiến hai cậu bé lớn lên mà thiếu đi nụ cười. Sống với BĐBP, cả hai cậu con nuôi đều chia sẻ với chúng tôi rằng: “Ở với bộ đội được ăn ngon, ăn no. Chú nào cũng thương mình”. Sau hai tháng sống trong doanh trại bộ đội, Cơ Lâu Ân đã bắt đầu nở nụ cười, vui vẻ, hoạt bát hơn lúc mới về. Cậu thích nhất là được các chiến sĩ trẻ kéo vào phòng, ngồi trên chiếc giường sắt và mỗi người trêu đùa cậu một câu nghe rất buồn cười. Các chú bộ đội còn thường xuyên kèm cặp cho hai cậu bé học tập đều các môn học.
 |
Cơ Lâu Ân (ngoài cùng, bên phải) và Hốih Đức Hữu tại Đồn Biên phòng A Xan. |
Tôi quay trở lại thăm hai cậu con nuôi biên phòng khi cả hai sống dưới mái nhà Đồn Biên phòng A Xan được gần 3 năm. Cả hai đều vừa trải qua đợt thi học kỳ 1, năm học 2023-2024. Kết quả học tập của hai cháu đều có tiến bộ. Ở trường có thầy cô giáo, về đồn biên phòng thì người kèm cặp, phụ đạo chương trình học thêm là các chú BĐBP.
Đêm xuống, rừng núi nơi biên giới tĩnh mịch và âm thanh róc rách ngoài suối nước vang lên. Tôi hé cửa và bước vào phòng giao ban của đơn vị, cố gắng không làm ồn, đứng nhìn hai cậu con nuôi đang trong giờ ôn bài. Thiếu tá Phan Minh Xuân, Chính trị viên phó Đồn Biên phòng A Xan là người luôn theo sát tình hình học tập của hai cậu con nuôi ở Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Lý Tự Trọng và Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học A Xan. Nói chuyện với chúng tôi, chị Bling Thị Nhêr, mẹ của Hốih Đức Hữu, tâm sự: “Nghỉ hè mà ngày nào cháu cũng nói sao con nhớ mấy chú quá. Tôi cảm ơn các chú BĐBP nhiều lắm”. Chia tay Đồn Biên phòng A Xan, tôi khó quên hình ảnh hai cậu bé học bài tới khuya, trở về phòng ngủ giữa lúc người lính gác đang lặng yên đứng dưới bầu trời sao.
Bài và ảnh: LÊ TRINH HÀ
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc phòng an ninh xem các tin, bài liên quan.
Những năm qua, bên cạnh việc thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, các đồn biên phòng thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên còn thực hiện hiệu quả hỗ trợ an sinh xã hội, đặc biệt là triển khai mô hình “Con nuôi đồn biên phòng”. Thông qua mô hình đã giúp cho các em có hoàn cảnh khó khăn được chắp cánh ước mơ đến trường. Đây là việc làm góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu tổng quát trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN đã xác định "Xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo an ninh biên giới quốc gia; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, nâng cao niềm tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng và Nhà nước".
Thực hiện Quyết định của Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) về việc điều động, bổ nhiệm chức vụ đối với cán bộ thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang, chiều 15-12, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh tổ chức trao các quyết định điều động cán bộ.
Ngày 15-12, UBND huyện Bảo Lâm (Cao Bằng) tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Ngày Biên phòng toàn dân giai đoạn 2019-2024; biểu dương các cá nhân, tập thể tiêu biểu tham gia xây dựng khu vực biên giới vững mạnh.