Vì sao văn hóa có thể soi đường cho quốc dân đi?, đó là tiêu đề bài viết của nhà thơ, nhà báo ĐỖ TRUNG LAI. Trong bài này, tác giả cho rằng, Bác Hồ nói: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi” là một cách nói khác, mới lên cái tinh thần “trọng văn” của cha ông. Đó cũng là chân lý ngàn đời... Hình tượng hóa ra, theo lời Bác, văn hóa là ngọn đuốc, là ánh sáng soi đường đi cho “quốc dân” để họ vượt qua mông muội, tăm tối, lạc hậu, nghèo nàn, khổ đau nhằm tới thanh bình ấm no-hạnh phúc.
 |
|
GS PHONG LÊ với bài viết Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh: Một bản lĩnh văn hóa đã khẳng định: “Bước khởi đầu của cuộc tìm đường phải là sự trang bị một bản lĩnh văn hóa để có sự soi sáng về nhận thức và lý luận... Và Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh ngay từ tuổi 20 đã đón nhận trách nhiệm lịch sử đó, ở tư cách người trí thức, phải hội nhập vào mình cả hai trọng trách: Trí thức hóa cách mạng và cách mạng hóa trí thức. Cùng nhóm đề tài này còn có các bài: Văn hóa nêu gương của (TS NGUYỄN SĨ DŨNG); Một châm ngôn sống (PGS, TS PHẠM VĂN TÌNH); Chữ “chính” trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh (HẢI ĐƯỜNG); Niềm tin thần thánh (TS NGUYỄN VIẾT CHỨC); Giáo dục đức hy sinh và sự thấu cảm (TS TRẦN THÀNH NAM); Ý chí, tinh thần Việt Nam trong đại dịch (LÊ PHI HÙNG)...
Bác Hồ là nguồn cảm hứng sáng tạo vô tận trong thi ca, nghệ thuật qua nhiều thế hệ. Ấn phẩm đặc biệt này có nhiều bài viết hay của các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng trên diễn đàn văn học-nghệ thuật nước nhà về đề tài này như: Ta bên Người, Người tỏa sáng trong ta (nhà văn NGÔ VĨNH BÌNH); Bác Hồ-nguồn cảm hứng sáng tạo của văn nghệ sĩ (PGS,TS NGUYỄN THANH TÚ); Hình tượng Bác Hồ trong thơ Tố Hữu (ĐỖ QUẾ ANH); Văn Cao với bài ca ngợi Bác (nhạc sĩ NGUYỄN THỤY KHA); Từ ca khúc đến giao hưởng thơ (PHƯƠNG AN); NSND, Đạo diễn Giang Mạnh Hà: Sáng tác về Bác Hồ là niềm tự hào thiêng liêng của nghệ sĩ (THANH KIM TÙNG thực hiện); Người sống mãi với thời gian (QUÝ HỮU); Quê Bác, tháng Năm… (nhà văn NGUYỄN NGỌC PHÚ); Những tấm ảnh để đời (TRỊNH NGHĨA); Chuyện xây tượng đài Bác Hồ trên bến Ninh Kiều (HỒNG ĐĂNG)…
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, mỗi giai đoạn lịch sử dân tộc Việt Nam đã xuất hiện nhiều trí thức, văn nghệ sĩ tiêu biểu, trong đó có những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Số đặc biệt của Báo QĐND Cuối tuần sẽ giới thiệu với bạn đọc một số chân dung văn nghệ sĩ, trí thức tiêu biểu của đất nước và những tấm gương điển hình về học tập và làm theo Bác trong giai đoạn hiện nay qua các bài viết như: Trần Bạch Đằng, kẻ sĩ Nam Bộ: Vầng hào quang dọc đường thiên lý (PHAN TÙNG SƠN); Lưu Quang Vũ, gió và tình yêu thổi mãi (PGS, TS LƯU KHÁNH THƠ); Nhà thơ Hữu Thỉnh là thế! (nhà thơ NGUYỄN HỮU QUÝ); Lão tướng “diệt giặc dốt” (HÀ THANH MINH); Người thầy truyền cảm hứng (THU HÒA); Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh (DƯƠNG NGỌC MỸ); Ca sĩ Tuyết Nga-ngọt ngào và mạnh mẽ (HẢI ĐĂNG); Người "giữ lửa" cho đờn ca tài tử (NGỌC THẢO); “Sóng trẻ” Lê Anh Tiến (HOÀNG VIỆT); Ca sĩ Hương Ly: Cơ hội để lan tỏa những giá trị văn hóa Việt (VIỆT HOÀNG)...
Vẻ cao quý ẩn trong sự bình dị là bài viết của Trung tướng LÊ PHÚC NGUYÊN, nguyên Tổng biên tập Báo QĐND, kể lại những kỷ niệm của tác giả về Cuộc thi viết “Những tấm gương bình dị mà cao quý” đã đi qua 11 năm do Báo QĐND tổ chức. Đây là cuộc thi viết kéo dài nhất trong số những cuộc thi viết mà báo đã tổ chức từ trước đến nay, cũng chính là một trong những hoạt động thiết thực, hiệu quả mà Báo QĐND đã kiên trì, bền bỉ thực hiện nhằm học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh trong công tác báo chí, trước hết là học tập, thực hiện những chỉ đạo của Bác trong việc tuyên truyền, phổ biến nhân rộng những tấm gương người tốt, việc tốt trong xã hội.
Báo QĐND Cuối tuần số đặc biệt 1272 (17-5-2020) còn có tranh, ảnh, minh họa của các họa sĩ NGUYỄN NHƯ HUÂN, ĐẶNG CÔNG NGOÃN, XUÂN ÁT, MẠNH TIẾN, PHẠM HÀ, NGUYỄN MINH TRƯỜNG…
Báo sẽ phát hành trên toàn quốc ngày 13-5-2020. Giá: 15.000 đồng.
Bạn đọc cần đặt mua báo xin liên hệ: Phòng Phát hành-Truyền thông, Báo Quân đội nhân dân, số 7 Phan Đình Phùng, Hà Nội; điện thoại: (024) 37473757.
QĐND