Trong đó, trị giá xuất khẩu ước đạt 34,06 tỷ USD, tăng 45,5% (tương ứng tăng 10,64 tỷ USD) và trị giá nhập khẩu ước đạt 32,67 tỷ USD, tăng 28,7% (tương ứng tăng 7,29 tỷ USD).

Với kết quả trên thì lũy kế 3 tháng của năm 2022, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 176,35 tỷ USD, tăng 14,4% (tương ứng tăng 22,17 tỷ USD) so với 3 tháng của năm 2021. Trong đó, trị giá xuất khẩu ước đạt 88,58 tỷ USD, tăng 12,9% (tương ứng tăng 10,11 tỷ USD) và trị giá nhập khẩu ước đạt 87,77 tỷ USD, tăng 15,9% (tương ứng tăng 12,06 tỷ USD).

Tháng 3-2022: Tổng trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam ước tính đạt 66,73 tỷ USD. Ảnh minh họa: Vneconomy.vn 

Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong tháng 3-2022 ước tính thặng dư 1,39 tỷ USD. Như vậy, lũy kế 3 tháng của 2022, cả nước ước tính thặng dư 809 triệu USD.

Số thu ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu từ ngày 1-3 đến ngày 30-3-2022 do kho bạc nhà nước cung cấp đạt 37.440 tỷ đồng, lũy kế từ đầu năm đến ngày 30-3-2022 đạt 107.300 tỷ đồng đạt 30,5% dự toán, đạt 29% chỉ tiêu phấn đấu, tăng 22,44% so với cùng kỳ năm trước.

Về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại: Các đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới với phương thức, thủ đoạn tinh vi khó lường như: Không khai báo, khai hải quan không đúng với thực tế hàng hóa; che giấu nguồn gốc, tuyến đường của lô hàng; tang vật vi phạm được cất giấu tinh vi, giấu lẫn trong hàng hóa không vi phạm nhằm trốn tránh sự kiểm soát của các cơ quan chức năng trong và ngoài nước.

Trong Quý I-2022, toàn ngành Hải quan đã chủ trì, phối hợp, phát hiện, bắt giữ, tổng số 3.706 vụ việc vi phạm, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính hơn 1.282 tỷ 369 triệu đồng; Số thu ngân sách đạt 69 tỷ 916 triệu đồng; Cơ quan hải quan khởi tố 17 vụ, chuyển cơ quan khác kiến nghị khởi tố 21 vụ.

PHƯƠNG MINH