Tập đoàn Gazprom của Nga vẫn sẽ tiến hành vận chuyển khí đốt qua hệ thống đường ống trên lãnh thổ Ukraine, phát ngôn viên tập đoàn Sergei Kupriyanov nói với hãng tin Interfax.
Theo đó, các hợp đồng cung cấp khí đốt dài hạn của Nga, tương đương với 40 tỷ m3/năm hay 109 triệu m3/ngày, thông qua hệ thống đường ống nằm trên lãnh thổ Ukraine, vẫn sẽ được triển khai theo kế hoạch. Như vậy, kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, truyền dẫn khí đốt là một trong những hoạt động hiếm hoi giữa Moscow và Kiev vẫn được duy trì như bình thường.
 |
Ảnh minh họa: TASS |
Một số doanh nghiệp châu Âu vẫn đang tăng cường đặt mua khí đốt từ Gazprom để dự trữ sau khi giá cả tăng mạnh do các lệnh trừng phạt được Mỹ áp đặt lên Nga. Giá khí đốt tự nhiên tại Trung tâm khí đốt TTF của Hà Lan hiện đang neo ở mức 2.148 USD/1.000 m3, theo Interfax.
Ukraine là một trong những tuyến trung chuyển khí đốt tự nhiên quan trọng từ Nga tới châu Âu. Hãng tin Reuters trích dẫn báo cáo của Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody's Investors Service (Moody's) ước tính Nga đang cung cấp 46% nhiên liệu rắn, 26% dầu thô và 38% khí đốt tự nhiên cho châu lục này.
Theo dữ liệu của Công ty điều hành Hệ thống Truyền dẫn Khí (GTS) của Ukraine, lượng khí đốt đăng ký vận chuyển qua hệ thống của công ty này trong ngày 15-3 là 109,6 triệu m3 và trong ngày 14-3 là 109,4 triệu m3.
BẢO ANH
Căng thẳng leo thang giữa Nga và phương Tây liên quan tới vấn đề Ukraine đang đặt ra mối lo ngày càng lớn về nguy cơ thiếu khí đốt cho châu Âu.
Hãng tin Bloomberg ngày 5-1 đưa ra dự đoán châu Âu sẽ cạn kiện khí đốt trong mùa đông này do băng giá và lượng khí đốt dự trữ thấp.
Giá khí đốt tại châu Âu đã tăng mạnh sau khi Cơ quan Quản lý năng lượng Đức (Bundesnetzagentur) thông báo tạm đình chỉ tiến trình phê duyệt dự án đường ống Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2) đưa khí đốt trực tiếp từ Nga tới Đức. Tuy nhiên, Ủy ban châu Âu (EC) chưa đưa ra bình luận gì về vấn đề này.