Sáng 18-3, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị trực tuyến bàn giải pháp thúc đẩy chăn nuôi lợn và tăng cường công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến chủ trì hội nghị tại điểm cầu Hà Nội.
Phát biểu tại hội nghị, ông Tống Xuân Chinh, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, do dịch tả lợn châu Phi, tổng đàn lợn của cả nước giảm mạnh các năm 2019, 2020; năm 2021 đàn lợn của cả nước đã dần phục hồi. Hiện tổng đàn lợn cả nước đạt khoảng 28 triệu con, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng năm 2021 đạt 3,9 triệu tấn. Cũng do dịch tả lợn châu Phi dẫn đến nguồn cung thịt trong năm 2020 và đầu năm 2021 sụt giảm, khiến Việt Nam phải tăng nhập khẩu thịt lợn. Chỉ tính riêng năm 2021, Việt Nam nhập khẩu khoảng 346.000 con lợn sống (từ Thái Lan) và khoảng 143.463 tấn thịt lợn từ Nga, Brazil, Mỹ, Đức, Ba Lan.
 |
Toàn cảnh hội nghị tại điểm cầu Hà Nội. |
Thời gian qua, ngành chăn nuôi của nước ta không chỉ gặp khó khăn do dịch bệnh đặc biệt tác động của dịch tả lợn châu Phi. Năm 2021, giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trên thế giới tăng mạnh đã tác động mạnh tới giá thức ăn chăn nuôi của Việt Nam. Hiện chi phí thức ăn chăn nuôi chiếm khoảng 65-70% giá thành sản xuất trong chăn nuôi. Giá thức ăn chăn nuôi tăng khiến lợi nhuận của người chăn nuôi lợn bị giảm mạnh, thậm chí có những hộ chăn nuôi bị thua lỗ. Ngoài giá thức ăn chăn nuôi tăng giá thành dẫn đến giá thành sản phẩm chăn nuôi tăng, trong đó có chăn nuôi lợn bị ảnh hưởng. Về nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, năm 2021, nhu cầu sử dụng thức ăn chăn nuôi của cả nước khoảng 33 triệu tấn, trong khi đó trong nước mới chỉ cung cấp được 13 triệu tấn (40%), phần lớn lượng nguyên liệu còn lại vẫn chủ yếu phụ thuộc nhập khẩu.
Ông Tống Xuân Chinh cho rằng, để hỗ trợ ngành chăn nuôi phát triển ở nước ta thì cần từng bước điều chỉnh cơ cấu vật nuôi theo hướng tăng chăn nuôi gia súc ăn cỏ, giảm chăn nuôi lợn, gia cầm. Đồng thời cần có cơ chế, chính sách khuyến khích hỗ trợ việc tận dụng các loại phụ phẩm trong trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản để sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi. Khuyến khích doanh nghiệp và người chăn nuôi áp dụng khoa học-công nghệ, nhất là ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất và quản lý để giảm chi phí sản xuất thức ăn chăn nuôi, cải tiến, nâng cao chất lượng con giống trong chăn nuôi để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm chăn nuôi.
Tin, ảnh: NGUYỄN KIỂM
Việc chế biến phế phụ phẩm thủy sản không chỉ mang lại hiệu quả về kinh tế mà còn giúp bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng ngành sản xuất, chế biến thủy sản bền vững...
Nhiều năm qua, Việt Nam trở thành một trong những quốc gia hàng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp. Kim ngạch xuất khẩu nông-lâm-thủy sản năm 2021 đạt 48,6 tỷ USD . Thế nhưng, việc sử dụng, chế biến phế, phụ phẩm từ nông nghiệp-nguồn tài nguyên tái tạo vốn được xem là “mỏ vàng”-chưa được khai phá đáng kể.