Phát biểu tại buổi tọa đàm, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn cho biết: Đến nay đã hoàn thành sắp xếp chuyển sang hoạt động theo quy định pháp luật theo mô hình mới là 160 công ty, đạt 62,5%. Các công ty đang thực hiện, dự kiến hoàn thành việc sắp xếp trong năm 2019 chuyển sang hoạt động theo quy định pháp luật theo mô hình mới là 69 công ty, chiếm 29,95% tổng số công ty phải sắp xếp theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ tại các tỉnh: Sóc Trăng, Quảng Trị, Yên Bái, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Giang, Đắk Lắk, Quảng Ngãi, Sơn La, Thừa Thiên-Huế.

Toàn cảnh buổi tọa đàm.

Hiện còn 27 công ty chưa thực hiện việc sắp xếp, chiếm 10,54% tổng số công ty phải sắp xếp theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, gồm: gồm: Mô hình Công ty TNHH MTV 100% vốn nhà nước thực hiện nhiệm vụ sản xuất cung ứng dịch vụ công ích 1; công ty cổ phần 13; công ty TNHH hai thành viên trở lên 9 công ty; giải thể 4 công ty chủ yếu công ty thuộc Tổng công ty Cà phê Việt Nam (20 công ty).

Phát biểu tại buổi tọa đàm, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ gợi mở: Ngoài các hình thức sắp xếp, đổi mới các công ty nông lâm nghiệp theo đúng tinh thần Nghị quyết số 30- NQ/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị và quy định của Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ thì các cơ quan chức năng cần nghiên cứu, xem xét hình thức cho phá sản các công ty nông lâm nghiệp làm ăn kém hiệu quả. Việc giải thể đối với các công ty nông lâm nghiệp cần phải có hình thức tài chính đặc thù. Đối với hình thức công ty TNHH 2 thành viên thì cần phải sớm xây dựng cơ sở pháp lý, khuôn khổ luật pháp để các doanh nghiệp này hoạt động hiệu quả.

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá, quá trình đổi mới, sắp xếp các công ty nông, lâm nghiệp thời gian qua rất tích cực. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 cơ bản sắp xếp xong các công ty nông lâm nghiệp. Tuy nhiên, việc sắp xếp các công ty nông, lâm nghiệp chỉ là giai đoạn đầu, đổi mới, phát triển nông nghiệp cao hiệu quả hoạt động của các công ty này mới là điều quan trọng.

Tin, ảnh: NGUYỄN KIỂM