Sáng 6-7, tại Hà Nội, Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tổ chức hội nghị Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch công tác 6 tháng cuối năm 2023 của ngành chăn nuôi. Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến chủ trì hội nghị.
 |
Toàn cảnh hội nghị. |
Ông Tống Xuân Chinh, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) cho biết: Sản xuất của ngành chăn nuôi hiện chiếm 26,7% tỷ trọng tăng trưởng của ngành nông nghiệp. Mặc dù 6 tháng đầu năm ngành chăn nuôi vẫn tiếp tục gặp khó khăn: Lạm phát kinh tế toàn cầu, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm phức tạp, một số loại vật tư nông nghiệp, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đã giảm nhưng vẫn còn ở mức cao, giá bán sản phẩm ở thị trường trong nước còn thấp, tuy nhiên, ngành vẫn tăng trưởng tốt, đóng góp vào tăng trưởng toàn ngành nông nghiệp. Kết quả cụ thể: Đàn trâu giảm 1,7%, sản lượng thịt 61,2 nghìn tấn; đàn bò tăng 0,9%, thịt 245 nghìn tấn, sản lượng sữa 662,8 triệu lít; trứng gia cầm 9,09 tỷ quả, thịt lợn 2,325 triệu tấn. Không chỉ đáp ứng nhu cầu thực phẩm phục vụ trong nước, 6 tháng đầu năm 2023 cũng ghi nhận xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt kim ngạch 232 triệu USD, tăng 26,6% so với cùng kỳ năm 2022. Cũng trong 6 tháng đầu năm 2023 của nước ta đã nhập khẩu khoảng 8,2 triệu tấn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, giá trị khoảng 3,4 tỷ USD.
 |
Chăn nuôi quy mô công nghiệp tại một trang trại ở tỉnh Nghệ An.
|
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho rằng: Khó khăn, thách thức cơ hội luôn đan xen và liên tục xuất hiện vì thế ngành chăn nuôi cần phải có các giải pháp để chủ động ứng phó. Để phát triển chăn nuôi hiệu quả kinh tế và bền vững, ngành chăn nuôi cần phải chú ý quan tâm đến chất lượng con giống, ngoài những con giống có nguồn gốc ngoại nhập, lai tạo cũng cần chú ý đến những con giống, vật nuôi bản địa. Về thức ăn chăn nuôi cần đẩy mạnh xây dựng nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước để giảm phụ thuộc vào nhập khẩu, chẳng hạn đối với ngô hiện có nhiều giống có thể trồng trong nước, đảm bảo chất lượng, năng suất tốt.
Tin, ảnh: NGUYỄN KIỂM
Theo nhiều chuyên gia, sự tăng trưởng của ngành chăn nuôi thời gian qua vẫn thiếu bền vững, tăng về số lượng đàn vật nuôi nhưng lợi nhuận của người chăn nuôi không tăng theo mà ngược lại, còn bị thua lỗ do chi phí sản xuất tăng cao. Vì thế, vấn đề tái cơ cấu trong ngành chăn nuôi cần được đẩy nhanh và tập trung vào các đối tượng, ngành hàng chăn nuôi cụ thể.
Những năm gần đây, ngành chăn nuôi nước ta đã phát triển mạnh mẽ, cung cấp thực phẩm phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, góp phần vào tăng trưởng của nền kinh tế.
Thời gian qua, không chỉ tiêu thụ gia cầm gặp khó mà giá bán còn liên tục giảm khiến người chăn nuôi và doanh nghiệp bị thua lỗ nặng. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên?
Ngành chăn nuôi, trong đó có chăn nuôi gia cầm đã và đang gặp nhiều khó khăn: Giá vật tư nguyên liệu đầu vào (thức ăn, giống) liên tục ở mức cao làm giá thành sản phẩm tăng; trong khi đó, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi lại gặp khó, giá bán sản phẩm ở mức thấp, thậm chí dưới giá thành sản xuất khiến người chăn nuôi lẫn doanh nghiệp thua lỗ.