Mỳ gạo được sản xuất tại nhiều nơi, nhưng hiện chỉ có sản phẩm mỳ Chũ huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) xây dựng được thương hiệu và được nhiều người tiêu dùng lựa chọn.
Những ngày Tết, không khí lao động ở làng nghề truyền thống sản xuất mỳ Chũ tại làng Thủ Dương, xã Nam Dương, huyện Lục Ngạn tất bật, nhộn nhịp hơn trước rất nhiều. Tất cả các hộ làm nghề đều tăng công suất gấp đôi, bếp luôn đỏ lửa để kịp có những mẻ mỳ phục vụ thị trường.
 |
Phơi mỳ Chũ tại làng nghề Thủ Dương, xã Nam Dương, huyện Lục Ngạn.
|
 |
Dây chuyền sản xuất mỳ Chũ của Hợp tác xã mỳ Chũ Hiền Phước, xã Nam Dương, huyện Lục Ngạn.
|
 |
Các cơ sở sản xuất liên tục cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng.
|
 |
Mỳ Chũ được sản xuất theo mô hình khép kín, không sử dụng các chất bảo quản thực phẩm nhưng vẫn giữ được độ giòn, dẻo dai.
|
 |
Địa phương sản xuất mỳ Chũ nhiều nhất là làng Thủ Dương, xã Nam Dương, huyện Lục Ngạn.
|
 |
Thời điểm Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, mỗi ngày làng nghề sản xuất khoảng 40 tấn mỳ. |
HẢI NAM (thực hiện)
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Kinh tế xem các tin, bài liên quan.
Thời điểm giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, tại nhiều làng nghề ở tỉnh Nam Định, không khí sôi động hơn khi các cơ sở đẩy mạnh sản xuất hàng hóa phục vụ thị trường Tết.
Làng Nam, xã Hưng Tân, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An từ lâu đã được biết đến là vùng đất lưu giữ nghề làm bánh cà truyền thống. Với hình dáng nhỏ nhắn như quả cà, màu vàng ươm bắt mắt, giòn tan và hương vị thơm ngọt, bánh cà Làng Nam trở thành món quà quê ý nghĩa, đậm đà hương vị xứ Nghệ.