Tham dự buổi gặp gỡ có các đoàn đại biểu của các tỉnh: Cao Bằng, Phú Yên, Bình Định, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Lạng Sơn, Cà Mau, Thừa Thiên-Huế và đại diện Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank).

leftcenterrightdel

Quang cảnh buổi gặp gỡ, trao đổi thông tin. Ảnh: THU TRANG

Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Luật PPP) đã được Quốc hội khóa XIV thông qua và có hiệu lực từ ngày 1-1-2021. Luật PPP được kỳ vọng sẽ tháo gỡ nhiều vướng mắc cũng như tạo được niềm tin nhà đầu tư yên tâm đầu tư vốn. Tuy nhiên, từ thực tiễn trong quá trình triển khai dự án trong lĩnh vực đầu tư theo hình thức PPP còn nhiều vấn đề tồn tại cần được giải quyết.

Tại cuộc gặp gỡ, nhiều ý kiến của đại biểu đã xoay quanh các vấn đề như: Bảo đảm sự bình đẳng giữa cơ quan Nhà nước và nhà đầu tư; thay đổi cơ chế, chính sách ảnh hưởng tới phương án tài chính của dự án; bảo đảm cơ chế chia sẻ rủi ro giữa Nhà nước và nhà đầu tư.

Ông Bế Minh Đức, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cao Bằng cho rằng, để xây dựng đường cao tốc tại tỉnh nghèo cần 3 điều kiện, địa phương phải có sự đồng hành của doanh nghiệp, nhà đầu tư giàu khát vọng, phải có cơ chế vốn riêng cho địa phương đặc thù và tính đồng bộ kết nối. Theo ông Bế Minh Đức, nhiệm vụ xây dựng tuyến đường cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng) rất khó khăn, nặng nề. Với điều kiện địa hình hiểm trở, vị trí địa lý vùng biên, điều kiện kinh tế xã hội ở Cao Bằng còn khó khăn, suất đầu tư dự án lại lớn, dẫn đến không bảo đảm về phương án tài chính cho dự án. “Đối với những địa phương nhiều “điểm nghẽn” như Cao Bằng rất cần Nhà nước quan tâm, có cơ chế riêng thì dự án mới khả thi”, ông Bế Minh Đức chia sẻ.

leftcenterrightdel
Cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn đã được đưa vào khai thác nhưng chưa nối thông toàn tuyến đến cửa khẩu Hữu Nghị.

Đại diện Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cao Bằng nhìn nhận, hiện nay, tuyến cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng nối cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn đến các cửa khẩu chưa thể triển khai tiếp đã làm giảm hiệu quả khai thác của cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn. Tuyến Hữu Nghị - Chi Lăng hoàn thành mới có cơ sở để triển khai cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh. Xét dưới mọi góc độ, cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng hội đủ những yếu tố quan trọng nhất như có sự quyết tâm của Chính phủ; có nhà đầu tư kinh nghiệm với tốc độ triển khai dự án nhanh, tiết kiệm. Tuy đóng vai trò quan trọng nhưng do chưa bố trí vốn ngân sách Nhà nước và vốn tín dụng nên 43km tuyến cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng vẫn đang dậm chân tại chỗ. Đây là vấn đề cần các cơ quan có thẩm quyền xem xét, sớm tháo gỡ trong thời gian tới.

Tin, ảnh: MẠNH HƯNG