Tại Kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XV, 447 đại biểu tham gia (chiếm tỷ lệ 90,49%) biểu quyết tán thành Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024.
Nghị quyết đặt ra một số chỉ tiêu cụ thể như: Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) từ 6,0 - 6,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.700 - 4.730 USD/người. Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 24,1% - 24,2%. Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân 4,8% - 5,3%...
Đồ họa: TÔ NGỌC
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Kinh tế xem các tin, bài liên quan.
Từ đầu năm 2023 đến nay, tình hình kinh tế thế giới nhìn chung rất ảm đạm, ảnh hưởng không nhỏ tới tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Tuy gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng kinh tế Việt Nam vẫn là điểm sáng trong bức tranh chung của kinh tế thế giới, nhất là nhìn trong dài hạn. Việt Nam cần phải tích cực tận dụng những cơ hội mới về thị trường, về đầu tư, tháo gỡ những vướng mắc trong cơ chế, chính sách, pháp luật để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Theo thông tin tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9-2023, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhận định khó khăn, thách thức đặt ra còn lớn, phụ thuộc nhiều vào xu hướng, bối cảnh chung toàn cầu, nên khó có thể chuyển biến nhanh trong ngắn hạn; tạo rủi ro, sức ép lên điều hành tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô,...
Nền kinh tế tiếp tục xu hướng cải thiện khi tăng trưởng GDP quý sau cao hơn quý trước; tính chung GDP 9 tháng năm 2023 tăng 4,24% so với cùng kỳ năm trước là những thông tin đáng chú ý được Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông tin về tình hình kinh tế-xã hội quý III và 9 tháng năm 2023 vào sáng 29-9, tại Hà Nội.