Đặt mục tiêu khơi dòng tín dụng giúp doanh nghiệp xuất, nhập khẩu đón đầu cơ hội tăng trưởng bền vững, SeABank đưa ra gói vay ưu đãi với hạn mức lên đến 1.000 tỷ đồng và 100 triệu USD, cùng mức lãi suất chỉ từ 4%/năm đối với khoản vay bằng USD và 5,2%/năm với khoản vay bằng đồng Việt Nam. Có thể nói, mức lãi suất cho vay hiện nay của SeABank rất cạnh tranh so với các ngân hàng khác trên thị trường.
Bên cạnh việc mở rộng cơ hội tiếp cận vốn với lãi suất ưu đãi, điều kiện áp dụng của chương trình cũng được ngân hàng tối giản. Theo đó, doanh nghiệp chỉ cần thực hiện các giao dịch về xuất, nhập khẩu tại SeABank như thanh toán quốc tế, nhờ thu, phát hành thư tín dụng (L/C) hoặc sử dụng các sản phẩm tài trợ thương mại là có thể tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi từ SeABank. Thời gian SeABank áp dụng chương trình sẽ kéo dài đến hết ngày 31-1-2025.
 |
Nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt: Khách hàng giao dịch tại SeABank. Ảnh: PHAN THU
|
Tốc độ giải ngân và tính linh hoạt trong các gói tài chính là yếu tố then chốt mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa luôn cân nhắc khi lựa chọn ngân hàng đồng hành. Thấu hiểu điều đó, SeABank đã tối ưu hóa quy trình cấp tín dụng, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn nhanh. Doanh nghiệp xuất, nhập khẩu có thể vay tín chấp tại SeABank lên đến 5 tỷ đồng mà không cần bổ sung tài sản bảo đảm.
Đặc biệt, với tỷ lệ ký quỹ chỉ từ 0% khi phát hành L/C, dòng tiền của doanh nghiệp được giải phóng đáng kể, tạo điều kiện linh hoạt để vận hành sản xuất, kinh doanh. SeABank cũng cung cấp đa dạng hình thức cấp tín dụng, bao gồm vay vốn, chiết khấu, thấu chi, thẻ tín dụng và phát hành L/C. Sự đa dạng này của SeABank bảo đảm đáp ứng đầy đủ nhu cầu tài chính từ doanh nghiệp.
Cùng với đó, SeABank có chương trình tài trợ chuỗi cung ứng, giúp doanh nghiệp trong vai trò nhà cung cấp hoặc nhà phân phối có thể tiếp cận vốn nhanh thông qua hợp đồng thương mại hoặc hóa đơn bán hàng. Ngân hàng cung cấp đa dạng hình thức cấp tín dụng, trong đó có phương án tài trợ tín chấp dựa trên dòng tiền qua tài khoản ngân hàng của khách hàng hoặc bảo đảm bằng quyền đòi nợ phát sinh từ các hợp đồng thương mại với đối tác uy tín.
Đây là những giải pháp thiết thực, có lợi nhất cho các doanh nghiệp có nhu cầu vốn lưu động liên tục mà không bị ràng buộc bởi tài sản bảo đảm...
HỒNG ANH
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Kinh tế xem các tin, bài liên quan.