Theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, dự án đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn Nhà máy Nhiệt điện (NMNĐ) Nam Định I-Thanh Hóa nhất định phải hoàn thành trước ngày 30-6-2024. Dự án có chiều dài khoảng 74,4km, đi qua địa bàn 3 tỉnh: Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa.
Đây là 1 trong 4 dự án thành phần thuộc dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên). Cung đoạn này có 180 vị trí móng cột, 74 khoảng néo với điểm đầu là sân phân phối 500 kV NMNĐ Nam Ðịnh I và điểm cuối là trạm biến áp 500kV Thanh Hóa.
Bước vào giai đoạn nước rút, mặc dù gặp nhiều bất lợi về thời tiết ảnh hưởng tới tiến độ thi công, nhưng trên khắp công trường xây dựng dọc tuyến đường dây đi qua 3 tỉnh Ninh Bình, Nam Định và Thanh Hóa, chủ đầu tư Tập đoàn Điện lực Việt Nam/Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVN/EVNNPT) và các đơn vị nhà thầu không quản nắng gắt, mưa dông, địa hình sình lầy... dồn lực thực hiện các giai đoạn cuối để đưa dự án về đích.
 |
Những người "nhện" cheo leo giữa trời. |
 |
Giấc ngủ tranh thủ trên công trường. |
 |
Bữa trưa tại công trường của lực lượng xung kích Truyền tải điện miền Đông 2 (Công ty Truyền tải điện 4) hỗ trợ nhà thầu. |
 |
Con đường mở tạm vào công trường thường xuyên nhão bùn đất vì mưa. |
 |
Công nhân dầm mưa rải dây tại vị trí cột néo 131, xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. |
 |
A Sa Bin (20 tuổi) vượt nắng, thắng mưa tập trung thi công. |
 |
Những cột điện sừng sững của dự án đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn Nhà máy Nhiệt điện Nam Định I-Thanh Hóa. |
VŨ DUNG - TUẤN HUY (thực hiện)
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Kinh tế xem các tin, bài liên quan.
Dự án Nhà máy Nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4 (Khu công nghiệp Ông Kèo, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai) là dự án nằm trong quy hoạch năng lượng quốc gia đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2019, có ý nghĩa quan trọng trong việc cung ứng điện cho cả nước. Hai nhà máy này dự kiến đưa vào vận hành thương mại trong năm 2024 và năm 2025. Tuy nhiên đến nay, dự án đang chậm tiến độ, kéo theo nhiều hệ lụy, do đó, cần nhiều giải pháp cấp bách để tháo gỡ.
Ngày 28-3, tại Hà Nội, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam tổ chức cuộc họp trao đổi kỹ thuật đánh giá các kịch bản đưa nhiệt điện than tại Việt Nam về mức phát thải ròng khí nhà kính bằng “0” vào năm 2050.