Chúng tôi tìm về thôn Minh Hợp, xã Minh Lộc, (Hậu Lộc, Thanh Hóa) để tìm gặp CCB Nguyễn Quốc Sử trong một ngày đầu tháng 5. Bằng nghị lực dám nghĩ, dám làm, CCB Nguyễn Quốc Sử đã tạo công ăn việc làm cho hàng trăm công nhân, đóng góp tích cực vào quá trình xây dựng quê hương trong thời kỳ đổi mới...
QĐND - Chúng tôi tìm về thôn Minh Hợp, xã Minh Lộc, (Hậu Lộc, Thanh Hóa) để tìm gặp CCB Nguyễn Quốc Sử trong một ngày đầu tháng 5. Bằng nghị lực dám nghĩ, dám làm, CCB Nguyễn Quốc Sử đã tạo công ăn việc làm cho hàng trăm công nhân, đóng góp tích cực vào quá trình xây dựng quê hương trong thời kỳ đổi mới.
 |
CCB Nguyễn Quốc Sử cùng làm việc với công nhân.
|
Sau khi từ chiến trường Quảng Trị trở về năm 1976, CCB Nguyễn Quốc Sử đã bắt tay vào xây dựng kinh tế, với ý chí vươn lên thoát nghèo ông đã quyết định theo học chuyên ngành cây trồng rồi về làm cho Hợp tác xã Minh Lộc. Năm 1992, ông Sử về nghỉ hưu, đến năm 2007, CCB Nguyễn Quốc Sử đã thành lập Công ty Đông Hải chuyên làm đồ thủ công mỹ nghệ, giúp cho bà con nhân dân trong vùng có thêm thu nhập. Hiện tại, công ty của ông có 3 cơ sở sản xuất chính và tạo công ăn việc làm cho hơn 100 công nhân, với mức lương khoảng 1,2 đến 1,4 triệu đồng/người/tháng, mặt hàng chủ yếu của công ty là làm ô thảm đấu. Giá bán 1m2 thảm ô đấu 32.000 đồng, mỗi năm công ty của ông Sử cũng thu về 50-60 triệu đồng.
Bác Đồng Thị Thanh năm nay đã bước sang tuổi 70 nhưng vẫn được Công ty Đông Hải thuê làm việc cho biết: “Ở độ tuổi như tôi bây giờ không thể làm việc nặng được. Cũng may có CCB Nguyễn Quốc Sử giúp đỡ, nhận tôi vào làm, qua đó mỗi tháng tôi cũng có thêm 500.000 - 600.000 đồng trang trải cuộc sống gia đình”.
Giải quyết công ăn việc làm cho bà con trong vùng luôn được CCB Nguyễn Quốc Sử đặt lên hàng đầu, tạo mọi điều kiện giúp đỡ những gia đình đang còn khó khăn như cho vay vốn, chăm lo sức khỏe cho công nhân trong công ty, vì vậy trong những năm qua, ông Sử được Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phươngtặng nhiều bằng khen, giấy khen, kỷ niệm chương.
Bài và ảnh: MINH THƯỢNG