QĐND - Ngay khi trở lại Việt Nam sau một chuyến bay dài từ Pháp, ngày 7-10, Đại sứ Pa-le-xtin tại Việt Nam Xa-a-đi Xa-la-ma (Saadi Salama) đã tới tận nhà riêng Đại tướng Võ Nguyên Giáp thắp hương và chia buồn cùng gia quyến. Đại sứ không quên mang theo một số cuốn sách do chính ông dịch từ tiếng Việt sang tiếng A-rập có tựa đề “Điện Biên Phủ-5 điều kỳ diệu chưa từng thấy trong lịch sử chiến tranh” tới tặng gia đình Đại tướng.
Ông chia sẻ, đây là những việc giúp ông cảm thấy nhẹ lòng bởi từ khi Đại tướng lâm bệnh nặng, ông vẫn chưa có dịp được gặp lại con người mà ông và nhân dân Pa-le-xtin ngưỡng mộ như một biểu tượng của tinh thần đấu tranh vì độc lập dân tộc. Đại sứ muốn ôn lại những ký ức đầy cảm hứng của những lần được trực tiếp gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nhất là những lần may mắn được làm phiên dịch trong các cuộc tiếp của Đại tướng với Chủ tịch Pa-le-xtin Y-a-xơ A-ra-phát khi ông tới thăm Việt Nam mấy chục năm về trước. “Tôi thấy nhẹ nhõm hơn vì được trực tiếp thắp nén hương tưởng nhớ Đại tướng. Để được thầm nói trước anh linh của ông rằng, tôi đã hoàn thành lời hứa nhân dịp tới thăm gia đình ông vào dịp sinh nhật Đại tướng tròn 100 tuổi là sẽ dịch cuốn sách để thỏa lòng tôn kính. Và hơn hết là nhằm đáp ứng mong muốn của nhân dân Pa-le-xtin được hiểu rõ hơn về sự nghiệp đấu tranh của một con người vĩ đại”, Đại sứ chia sẻ.
 |
Đại sứ Xa-a-đi Xa-la-ma tới nhà riêng chia buồn cùng gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
|
Dòng ký ức về những lần được gặp Tướng Giáp của Đại sứ Xa-a-đi Xa-la-ma cứ thế tuôn chảy trong câu chuyện cảm động tưởng chừng không dứt. Có chăng chỉ là những khoảng ngắt ngắn để ông vội giấu đi sự xúc động hiện rõ qua ánh mắt và giọng tiếng Việt chuẩn không thể chê vào đâu được. Lúc nghe tin Đại tướng qua đời, ông không ở Việt Nam. Nhưng kể từ lúc đó, tâm trạng của ông đã bị ảnh hưởng rất nhiều. Niềm vui sau chuyến đi tới Pháp để kỷ niệm 30 năm ngày cưới với người vợ Việt Nam cùng với các con dường như cũng không đủ xua đi sự hụt hẫng kể từ sau khi nghe tin dữ.
 |
Bìa cuốn sách: "Điện Biên Phủ: 5 điều kỳ diệu chưa từng thấy trong lịch sử chiến tranh.
|
Cũng dễ hiểu, vì ông vẫn tự hào “tôi là một trong số nhiều người nước ngoài trên thế giới ngưỡng mộ Đại tướng lại có may mắn được gặp, được tiếp chuyện, được chụp ảnh với ông”. Đại sứ Xa-a-đi Xa-la-ma đã trải qua thời gian dài sống, học tập và làm việc tại Việt Nam từ cương vị một du học sinh, một Phó đại sứ và giờ là Đại sứ của Pa-le-xtin. Ông khẳng định: “Những trải nghiệm đó giúp tôi ngày càng hiểu rõ tầm vóc của một vĩ nhân, sức ảnh hưởng của một người Việt Nam mang tầm quốc tế như Đại tướng-một tấm gương đối với những người đang đấu tranh vì độc lập dân tộc”.
Đại sứ kể: “Hai lần được làm phiên dịch trong các buổi tiếp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chủ tịch Y.A-ra-phát khi ông tới Việt Nam vào những năm 1989 và 1991, tôi đã được chứng kiến tình cảm và sự ngưỡng mộ của Chủ tịch Y.A-ra-phát dành cho người bạn lớn của Chủ tịch và nhân dân Pa-le-xtin là Đại tướng Võ Nguyên Giáp”. Vì thế vai trò phiên dịch của ông càng gặp thách thức vì phải làm sao vừa dịch đúng nghĩa, lại vừa phải chuyển tải được tình cảm, tình bạn cũng như tình đồng chí của hai nhà lãnh đạo đối với nhau.
 |
Đại sứ Xa-a-đi Xa-la-ma chụp ảnh kỷ niệm cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi còn làm phiên dịch.
|
Như Đại sứ kể, ông còn thấy may mắn vì công việc đã mang đến cho ông cơ hội được ở gần một vị tướng uyên bác nhưng tác phong và cử chỉ lại rất giản dị, khiêm tốn và lịch thiệp. Đại sứ thừa nhận: “Không biết ông là Đại tướng thì thật khó có thể nghĩ ông lại là một nhà quân sự lỗi lạc, mà thấy ông là một người Việt Nam đầy tính nhân văn, văn hóa, có thể nói chuyện về nhiều vấn đề khác nhau, không chỉ đơn thuần vấn đề quân sự”.
Đại sứ còn nhớ mãi lần ra đón Chủ tịch Y.A-ra-phát ở sân bay trong chuyến thăm Việt Nam năm 1989. Đại tướng Võ Nguyên Giáp được giao nhiệm vụ ra tận sân bay đón. Nhưng chuyến bay không thể tới đúng lịch trình vì có những khó khăn trong việc xin thủ tục bay qua không phận nước khác. Đáng lẽ tầm 11 giờ trưa máy bay phải tới nơi, nhưng mãi tới 15 giờ cũng không thấy đâu. Trong suốt thời gian đó, Đại tướng dù tuổi đã cao nhưng cũng nhiệt tình ở lại chờ đợi cùng cả đoàn. Mãi sau khi nhận được tin chuyến bay không thể tới trong ngày hôm đó, ông mới ra về. Hôm sau, Đại tướng đã quay trở lại sân bay cùng cả đoàn đón Chủ tịch Y.A-ra-phát.
Có những câu nói “đi vào lòng người”, đầy khích lệ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp khiến Đại sứ rất ấn tượng: “Cũng như nhân dân Việt Nam, nhân dân Pa-le-xtin không thiếu tinh thần dũng cảm. Nhân dân Pa-le-xtin phải tin tưởng vào tương lai và tin tưởng vào con đường kháng chiến giành độc lập dân tộc”. Nhớ lại lời Đại tướng, Đại sứ Xa-a-đi Xa-la-ma chia sẻ: “Những thành tựu trong sự nghiệp của một nhà lãnh đạo quân sự như Tướng Giáp góp phần vào thắng lợi của Việt Nam đối với Pa-le-xtin là một cơ sở vững chắc, gây một cảm hứng mạnh mẽ để chúng tôi tiếp tục sự nghiệp của mình”.
 |
Đại tướng Võ Nguyên Giáp tiếp Chủ tịch Pa-le-xtin Y-a-xơ A-ra-phát trong một chuyến thăm của ông tới Việt Nam.
|
Nhưng điều đọng lại sâu sắc nhất và cũng thấm thía nhất có lẽ chính là những kinh nghiệm đoàn kết dân tộc trong cuộc kháng chiến của Việt Nam mà Đại tướng chia sẻ: “Nhân dân Pa-le-xtin phải bằng mọi giá thống nhất các lực lượng, tăng cường tình đoàn kết giữa các tầng lớp nhân dân, các đảng phái chính trị. Đó sẽ là vũ khí sắc bén giúp Pa-le-xtin giành độc lập dân tộc”. Đại tướng đã có phân tích sắc sảo về những khó khăn của Pa-le-xtin nhưng ông luôn tin tưởng sự nghiệp của nhân dân Pa-le-xtin sẽ thắng lợi vì đây là sự nghiệp chính nghĩa.
Hình ảnh vị Đại tướng Việt Nam với nụ cười ấm áp, tự tin và giơ tay chào với hai ngón hình chữ V biểu thị niềm tin chiến thắng mỗi lần ra đón Chủ tịch Y.A-ra-phát, trong ký ức của ông vẫn còn nguyên vẹn tới bây giờ.
Đại sứ Pa-le-xtin thừa nhận, gặp Đại tướng bất kỳ ai cũng có thể thấy toát lên ở Người tinh thần và ý chí đấu tranh vì độc lập dân tộc. Trong những lần gặp gỡ, dường như “ý chí đấu tranh” luôn là chủ đề sôi nổi giữa Đại tướng và Chủ tịch Y.A-ra-phát. Chủ tịch Y.A-ra-phát nói: Đại tướng là một nhà quân sự lỗi lạc. Việt Nam đã thành công trong kết hợp giữa quân sự với chính trị. Có thể Pa-le-xtin không còn điều kiện để tiếp tục đấu tranh quân sự chống lại kẻ thù, nhưng nhân dân Pa-le-xtin bao giờ cũng có vũ khí của mình. Đại tướng hỏi, đó là những vũ khí nào? Qua cách đối đáp của Chủ tịch Pa-le-xtin, có thể thấy rõ một trong những vũ khí của Pa-le-xtin cũng chính là “ý chí và tinh thần đấu tranh” của nhân dân Pa-le-xtin. Mỗi gia đình Pa-le-xtin cần có 11 người con. Trong đó, 10 người cống hiến và sẵn sàng hy sinh cho cách mạng, còn 1 người để duy trì nòi giống gia đình.
Đại sứ cũng chia sẻ thêm rằng, đối với nhân dân Pa-le-xtin, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một hình ảnh quen thuộc, là một tấm gương luôn được nhắc đến trong bất kỳ câu chuyện nào về đấu tranh vì độc lập dân tộc, về chủ nghĩa anh hùng, về các phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Người Pa-le-xtin có truyền thống lấy tên của những người mình yêu quý để đặt cho con cái mình. Tên của Tướng Giáp đã được nhiều gia đình Pa-le-xtin đặt cho con cái mình. Nhiều nhà hoạt động cách mạng của Pa-le-xtin cũng lấy tên “Giáp” làm bí danh để hoạt động bí mật.
MỸ HẠNH
Tin bài liên quan:
Thế giới ngưỡng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Bệnh viện 103 quyết tâm học và làm theo Đại tướng
Người dân Lệ Thủy tiếc thương Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Vị tướng chiến đấu vì hòa bình, danh tướng có học thức uyên bác
Người TP Điện Biên Phủ hướng về Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Quân và dân Trường Sa tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Quân ủy Trung ương họp triển khai kế hoạch chuẩn bị tổ chức Lễ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Tiếp nối những dòng người Kính viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp (xem clip)
CCB tỉnh Điện Biên và giáo viên, học sinh tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người “truyền lửa” cho sự nghiệp giáo dục
Tiếc thương Đại tướng, cán bộ, chiến sĩ Trường Sa, nhà giàn DK1 càng vững tay súng Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp sống mãi trong lòng nhân dân ta, quân đội ta và bạn bè quốc tế
Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp sống mãi trong lòng nhân dân ta, quân đội ta và bạn bè quốc tế
Nhà sử học người Mỹ: “Tướng Giáp là một nhân vật kiệt xuất”
Đại tướng gặp nhân dân, nhân dân gặp Đại tướng
Tóm tắt tiểu sử đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Thông báo lễ viếng, Lễ truy điệu và Lễ an táng đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Thông cáo đặc biệt về việc Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần
Những hình ảnh xúc động về vị “Đại tướng của nhân dân”
Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Một thế kỷ - một đời người
Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người anh hùng của nền độc lập dân tộc Việt Nam
Nguyên Giáp – Nhà báo trong phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương
Vị tướng của hòa bình
Chúng tôi chăm sóc Đại tướng Võ Nguyên Giáp bằng trách nhiệm và tình cảm kính trọng thiêng liêng nhất
Nhà chính trị đi trước nhà quân sự
Anh Văn vẫn sống mãi trong lòng chúng ta"
Đồng bào Điện Biên nhớ về Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Chuyện của một bác sĩ bốn lần được gặp Đại tướng
Những giọt nước mắt tiếc thương Đại tướng (xem clip)
Tầm vóc của con người làm nên lịch sử
Dòng người dài về Thủ đô tri ân Đại tướng (xem clip)
Nghẹn ngào khi nghe tin Đại tướng từ trần
Cựu Đại sứ Pháp hồi tưởng về kỷ niệm gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Tình yêu nước đã tạo nên một Đại tướng huyền thoại
TRONG KHOẢNG LẶNG CỦA MUÔN DÂN
Đại tướng Võ Nguyên Giáp - thiên tài quân sự
Anh Bộ đội Cụ Hồ đẹp nhất trong thời đại Hồ Chí Minh
Đại tướng Võ Nguyên Giáp - nhà sử học làm nên lịch sử
Kỳ II: Vị Tổng Tư lệnh giản dị nhưng vô cùng uyên bác
Một huyền thoại lịch sử
Đại tướng trong trái tim nhân dân
Nhớ một lần được chụp ảnh với Đại tướng
1.559 ngày chăm sóc sức khỏe Đại tướng
Hai lần nhận lệnh trực tiếp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Đồng bào Điện Biên nhớ về Đại tướng
Người dân Cần Thơ thương tiếc Đại tướng
Quê hương Lệ Thủy hướng về Đại tướng
Chủ tịch Raul Castro: Nhân dân Cuba sẽ giữ mãi hình ảnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp