Một sự kiện đặc biệt đã diễn ra ngoài kế hoạch chiến lược ban đầu. Đó là Cục Tác chiến tham mưu giúp Bộ Tổng Tư lệnh chỉ đạo giải phóng các đảo thuộc quần đảo Trường Sa do quân ngụy Sài Gòn đóng giữ, một vùng biển đảo thiêng liêng của tổ quốc có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế và quốc phòng.



Ngay sau chiến thắng Buôn Ma Thuột (24-3-1975), Bộ Tổng Tham mưu đã kiến nghị lên Quân ủy Trung ương về giải phóng Trường Sa và ngày 25-3-1975 kiến nghị này của Quân ủy Trung ương được ghi vào Nghị quyết của Bộ Chính trị.



Cũng từ ngày này, trên điều đồng chí Hoàng Trà-Chính ủy Quân chủng Hải Quân về làm việc cạnh Bộ Tổng Tham mưu, giúp theo dõi tình hình địch trên biển, kiến nghị về nhiệm vụ của Hải quân trong các đòn tiến công chiến lược cuối cùng. Theo chỉ thị của đồng chí Võ Nguyên Giáp, Cục Tác chiến làm việc với Bộ Ngoại giao xin cung cấp các tài liệu về các đảo, quần đảo của Việt Nam, cùng với Cục Quân báo nắm tình hình địch trên Biển Đông vànghiên cứu biển của Việt Nam.



Chấp hành chỉ thị của Bộ Tổng Tham mưu, Cục Tác chiến làm lệnh điều ngay Sở chỉ huy Tiền phương của Bộ Tư lệnh Hải quân vào Đà Nẵng, vừa tiếp quản căn cứ hải quân của địch ở đây, vừa chuẩn bị sẵn sàng phát triển chiến đấu trên biển.

Ngày 15-4 có nhiều triệu chứng quân ngụy chuẩn bị rút khỏi các đảo Trường Sa. Bộ điện tiếp cho Quân khu 5:



“Thời cơ đánh các đảo thuộc khu vực Nam Sa lúc này rất thuận lợi. Chỉ đánh các đảo quân ngụy miền Nam chiếm đóng. Các anh ra lệnh đánh chiếm ngay. Theo dõi kiểm tra chặt chẽ, thường xuyên báo cáo về Bộ".
Sau khi nhận lệnh của Bộ, quyết tâm của Đảng ủy Bộ tư lệnh Hải quân là bám sát tình hình, tranh thủ thời cơ có lợi nhất để giải phóng đảo, kiên quyết không để lực lượng nào khác đánh chiếm đảo trước ta; sử dụng tàu của Đoàn 125 và Bộ đội đặc công của đoàn 126 tiến công giải phóng đảo; tiến đánh Song Tử Tây trước. Tiếp đó đánh Nam Yết, Sơn Ca, Sinh Tồn, Trường Sa, An Bang, không cho địch kịp tăng viện đối phó.



Trước đó, ngày 30-3, Quân ủy Trung ương cũng đã điện gửi các đồng chí Võ Chí Công, Chu Huy Mân: "Theo chỉ thị của Bộ Chính trị, Thường vụ giao cho Khu ủy và Bộ tư lệnh Quân khu Oõ nhiệm vụ nghiên cứu, chỉ đạo thực hiện gấp rút, nhằm thời cơ thuận lợi nhất, đánh chiếm các đảo hiện do quân ngụy miền Nam chiếm đóng thuộc quần đảo Nam Sa (Trường Sa). Trong việc này, anh Nguyễn Bá Phát phái viên của Bộ Tổng Tham mưu và các cán bộ Hải quân cùng đi sẽ do Khu ủy và Quân khu ủy chỉ đạo để thực hiện kế hoạch".
Chiều 4-4, Cục Tác chiến chuyển tiếp điện của Quân ủy Trung ương cho Quân khu 5: "...Thực hiện kịp thời đánh chiếm các hòn đảo ở vùng Nam Hải, đặc biệt là các đảo Nam Sa. Việc này phải chuẩn bị gấp và bí mật, chỉ để cán bộ có trách nhiệm biết".



Ngay lập tức sau khi nhận điện, các lực lượng của Quân khu 5 cùng một biên đội tàu và lực lượng đổ bộ của Hải quân được tổ chức dưới sự chỉ huy của đồng chí Mai Năng. Các tàu vận tải của Đoàn 125 vừa từ Hải Phòng vào tiếp quản Đà Nẵng. Những con tàu "Không số" này đã từng qua lại khu vực quần đảo Trường Sa, quen đường, có kinh nghiệm tránh đá ngầm. Đội 1 Đoàn 126 đặc công từng đánh chìm nhiều tàu địch ở Cửa Việt.



Ngày 9-4, Cục Quân báo phát hiện địch rút quân khỏi các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Bộ điện "tối khẩn" cho đồng chí Võ Chí Công, Chu Huy Mân, đồng chí Hoàng Hữu Thái-Phó Tư lệnh Hải quân ở Đà Nẵng: "Có tin quân ngụy chuẩn bị rút khỏi các đảo Nam Sa. Các đồngchí cho kiểm tra lại ngay và chỉ thị cho lực lượng ta hành động kịp thời theo phương án đã định. Nếu để chậm, có thể quân nước ngoài chiếm trước, vì hiện nay một số nước đang có ý đồ xâm chiếm".



Ngày 13-4, Quân khu 5 báo cáo về Bộ Tổng Tham mưu kế hoạch đánh chiếm các đảo. Sau đó, Cục Tác chiến đã chuyển lệnh của đồng chí Võ Nguyên Giáp cho đồng chí Chu Huy Mân:



1-Việc đánh chiếm các đảo cần làm đúng thời cơ. Nếu có thời cơ cụ thể mà không đánh chiếm thì các nước ngoài có thể chiếm trước, nếu địch chưa rút mà ta đã chiếm trước thì tình hình có thể trở nên phức tạp, vì lực lượng ta có hạn và việc tăng viện có gặp khó khăn.



2-Do đó, thời cơ cụ thể đánh chiếm là:



a) Nếu địch đã rút toàn bộ hoặc rút phần lớn thì đánh chiếm ngay. Nếu quân nước ngoài đánh chiếm trước, thì đánh chiếm lại.



b) Nếu địch mới có triệu chứng rút hoặc bắt đầu rút thì theo dõi, kịp thời đánh chiếm khi địch rút phần lớn.



c) Khi tình hình chung của địch nguy khốn, nhất là tình hình ở trọng điểm thì đánh chiếm ngay.


Hai thời cơ cụ thể trên do anh theo dõi và quyết định. Thời cơ cụ thể thứ 3, tôi (tức đồng chí Võ Nguyên Giáp) sẽ kịp thời báo anh khi xuất hiện".


Ngày 15-4 có nhiều triệu chứng quân ngụy chuẩn bị rút khỏi các đảo Trường Sa. Bộ điện tiếp cho Quân khu 5:



“Thời cơ đánh các đảo thuộc khu vực Nam Sa lúc này rất thuận lợi. Chỉ đánh các đảo quân ngụy miền Nam chiếm đóng. Các anh ra lệnh đánh chiếm ngay. Theo dõi kiểm tra chặt chẽ, thường xuyên báo cáo về Bộ".
Sau khi nhận lệnh của Bộ, quyết tâm của Đảng ủy Bộ tư lệnh Hải quân là bám sát tình hình, tranh thủ thời cơ có lợi nhất để giải phóng đảo, kiên quyết không để lực lượng nào khác đánh chiếm đảo trước ta; sử dụng tàu của Đoàn 125 và Bộ đội đặc công của đoàn 126 tiến công giải phóng đảo; tiến đánh Song Tử Tây trước. Tiếp đó đánh Nam Yết, Sơn Ca, Sinh Tồn, Trường Sa, An Bang, không cho địch kịp tăng viện đối phó.

4 giờ sáng ngày 21-4, các tàu nhổ neo tiến về phía các đảo; chiều 24-4 tới nơi. Đến 24-4 tàu 673 định đổ quân lên Nam Yết thì gặp tàu khu trục địch hoạt động gần đảo. Yếu tố bất ngờ không còn, ta phải cho tàu quay về Song Tử Tây chờ thời cơ. Cùng đêm 24-4, tàu 641 tiến về phía đảo Sơn Ca. Khi vòng qua đảo Thái Bình do quân Đài Loan đóng, chúng bắn pháo sáng quan sát. 24 giờ 30 phút tàu 641 vào cách Sơn Ca 2 hải lý, bộ đội đổ bộ lần thứ nhất không thành công vì nước chảy xiết. Chờ khi nước lững, đơn vị tiếp tục tổ chức 3 mũi tiếp cận bí mật lên đảo, do thiếu úy Đỗ Viết Cường chỉ huy. 1 giờ 30 phút sáng 25-4 đổ bộ xong, ta bắt đầu trinh sát đảo. 2 giờ 30 phút nổ súng. Bị đánh bất ngờ, địch chống cự yếu ớt. 3 giờ sáng ta làm chủ đảo. Địch chết 2 tên, bị thương 3 tên, còn lại bị ta bắt và đầu hàng.



Đúng 4 giờ sáng ngày 11-4, lực lượng chiến đấu giải phóng đảo Song Tử Tây, theo lệnh của đồng chí Hoàng Hữu Thái: các tàu hải quân được ngụy trang dưới dạng tàu đánh cá, rời quân cảng Đà Nẵng ra khỏi. Mặc dù Song Từ Tây ở giữa Biển Đông, cách xa Đà Nẵng tới 800km, nhưng các tàu của Đoàn 125 đã đưa lực lượng đổ bộ tới đúng mục tiêu, đúng thời gian quy định.

19 giờ ngày 13-4, tàu 673 đã chở các đơn vị chiến đấu đến tiếp cận đảo. Hai tàu 674, 675 vòng ra án ngữ ở bắc và nam đảo. Rạng sáng 14-4, các phân đội bí mật đổ bộ, 4 giờ 30 trận đánh bắt đầu. Sau 30 phút chiến đấu, ta hoàn toàn làm chủ trận địa, địch tháo chạy tán loạn. Cờ giải phóng kéo lên đỉnh cột cờ giữa đảo. Ngày 15-4, Cục Tác chiến nhận được báo cáo từ Bộ tư lệnh Hải quân: "5 giờ 15 phút ngày 14-4-1975 ta đã làm chủ Song Tử Tây, diệt 6 địch, 33 tên sĩ quan và binh lính đầu hàng, thu 1 ĐKZ, 2cối 60mm, 2 đại liên, 2 trung liên, 45 súng bộ binh, đã thiết lập được vô tuyến điện trên đảo". Phản ứng địch sau đó, cho 2 tàu HQ16, HQ402 từ Vũng Tàu ra phản kích nhưng vì tuyến Phan Rang của ngụy bị vỡ, chúng không dám tiến đánh mà quay về tăng cường phòng thủ cho đảo Nam Yết là trung tâm chỉ huy của địch ở quần đảo Trường Sa. Được đồng chí Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu 5 thay mặt Thường trực Quân ủy Trung ương nhất trí mở đợt tiến công giải phóng tiếp các đảo còn lại. Ta sử dụng 2 tàu 673, 611 chở lực lượng đội 1, đoàn 126 và một đơn vị của Quân khu 5 đi giải phóng Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa với ý định tiến đánh các đảo này trong cùng một đêm.

4 giờ sáng ngày 21-4, các tàu nhổ neo tiến về phía các đảo; chiều 24-4 tới nơi. Đến 24-4 tàu 673 định đổ quân lên Nam Yết thì gặp tàu khu trục địch hoạt động gần đảo. Yếu tố bất ngờ không còn, ta phải cho tàu quay về Song Tử Tây chờ thời cơ. Cùng đêm 24-4, tàu 641 tiến về phía đảo Sơn Ca. Khi vòng qua đảo Thái Bình do quân Đài Loan đóng, chúng bắn pháo sáng quan sát. 24 giờ 30 phút tàu 641 vào cách Sơn Ca 2 hải lý, bộ đội đổ bộ lần thứ nhất không thành công vì nước chảy xiết. Chờ khi nước lững, đơn vị tiếp tục tổ chức 3 mũi tiếp cận bí mật lên đảo, do thiếu úy Đỗ Viết Cường chỉ huy. 1 giờ 30 phút sáng 25-4 đổ bộ xong, ta bắt đầu trinh sát đảo. 2 giờ 30 phút nổ súng. Bị đánh bất ngờ, địch chống cự yếu ớt. 3 giờ sáng ta làm chủ đảo. Địch chết 2 tên, bị thương 3 tên, còn lại bị ta bắt và đầu hàng.

Mất Sơn Ca, quân ngụy ở đảo Trường Sa càng hoang mang. Trưa và chiều ngày 26-4 các tàu tuần dương, khu trục của địch chạy quanh đảo rồi quay về Nam Yết.



20 giờ 45 phút ngày 26-4, đài kỹ thuật của ta bắt được điện của chỉ huy địch ra lệnh rút khỏi Nam Yết. Theo lệnh Sở chỉ huy quân chủng, Biên đội 673 lập tức hành quân. 10 gờ 30 phút ngày 27-4 ta đổ bộ lên đảo. Các tàu địch chở quân bỏ chạy. Sau khi lên đảo, ta để một bộ phận ở lại đảo sẵn sàng chiến đấu. Một bộ phận khác đi giải phóng đảo Sinh Tồn. Tại đây, địch rút từ sáng. 10 giờ 30 phút ngày 28-4, ta lên đảo. 16 giờ cùng ngày, tàu 673 lại tiếp tục đưa lực lượng ta thọc sâu về phía đảo Trường Sa là đảo xa nhất ở phía Nam. 9 giờ sáng ngày 29-4, phân đội chiến đấu cuối cùng của Trung đoàn 126 hoàn toàn làm chủ đảo Trường Sa, hoàn thành nhiệm vụ mang ý nghĩa chiến lược biển trên giao.




Cùng trong thời gian này, lực lượng hải quân phối hợp với các lực lượng bạn tiến đánh chiếm Cù Lao Thu vào 6 giờ 30 phút ngày 27-4, ta tiêu diệt và bắt sống 382 tên, thu 900 súng các loại. Tiếp đó ta tiến đánh giải phóng một đảo lớn thuộc tỉnh Ninh Thuận, rồi Côn Đảo...

THU THANG