… Ba năm sau tết Mậu Thân, Thiệu lại cho đốt pháo dịp Tết nguyên đán Tân Hợi 1971, để tỏ “bản lĩnh” ra vẻ tình hình miền Nam yên ắng sau 2 năm Ních-xơn chủ trương "Việt Nam hoá chiến tranh” đã nâng quân nguỵ lên 1 triệu người và Mỹ đã chuyển giao 1 triệu vũ khí, 46.000 xe quân sự, 1.100 máy bay các loại… Để “chứng tỏ sự trưởng thành” của quân đội Việt Nam cộng hoà trên chiến trường, sau khi đốt pháo tết, Mỹ và Sài Gòn mở cuộc hành quân lớn do quân Sài Gòn đảm nhiệm “nhằm đánh cắt đường mòn Hồ Chí Minh và tiêu diệt đất thánh cộng sản ở Lào”.
Để mở chiến dịch này, trước tết của Việt Nam, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Men-vin Lớt đã sang điều tra tình hình chiến trường nam Việt Nam, khi về báo cáo kết quả tại cuộc họp do Tổng thống Ních-xơn triệu tập, có đủ mặt Kít-xin-gơ, Rô-gơ, Hây-gơ, đô đốc Thô-mát Mo-rơ là chủ tịch hội đồng tham mưu liên quân Mỹ và giám đốc CIA Hê-mơ. Ních-xơn cho phép đưa “kế hoạch hành quân tuyệt vời trên giấy”-như Kít-xin-gơ nói-vào thực tế chiến trường nhưng giải thích, để tránh dư luận Mỹ chỉ trích và để tỏ sự “thành công” của Việt Nam hoá chiến tranh nên Mỹ không đóng vai chủ lực trong cuộc tấn công, Mỹ chỉ đạo nhưng “đứng đằng sau” yểm trợ bằng không quân gồm cả B-52, rót trọng pháo, đảm nhiệm chuyển vận… Và cả cái tên gọi cuộc hành quân cũng là Việt Nam: Lam Sơn 719…
Lót đường cho quân Sài Gòn, từ 30-1-1971, tức mới mồng 3 Tết, quân Mỹ ở dọc bờ nam sông Bến Hải lặng lẽ triển khai tạo bàn đạp phóng sang Lào, chiếm lĩnh các vị trí then chốt, để cho ba cánh quân của Sài Gòn gồm dù, thiết giáp, bộ binh “yên tâm” sẵn sang vượt qua biên giới sang Lào. Thiệu tung vào cuộc hành quân 2 sư đoàn tinh nhuệ nhất, trong đó có sư đoàn thuỷ quân lục chiến, tổ chức đốt pháo ăn tết xong, chọn ngày xuất quân 8-2 tiến thẳng về Sê-pôn qua đường 9.
… Ba năm sau tết Mậu Thân, Thiệu lại cho đốt pháo dịp Tết nguyên đán Tân Hợi 1971, để tỏ “bản lĩnh” ra vẻ tình hình miền Nam yên ắng sau 2 năm Ních-xơn chủ trương "Việt Nam hoá chiến tranh” đã nâng quân nguỵ lên 1 triệu người và Mỹ đã chuyển giao 1 triệu vũ khí, 46.000 xe quân sự, 1.100 máy bay các loại… Để “chứng tỏ sự trưởng thành” của quân đội Việt Nam cộng hoà trên chiến trường, sau khi đốt pháo tết, Mỹ và Sài Gòn mở cuộc hành quân lớn do quân Sài Gòn đảm nhiệm “nhằm đánh cắt đường mòn Hồ Chí Minh và tiêu diệt đất thánh cộng sản ở Lào”. |
Cái mà Thiệu gọi là “Cuộc chơi xuân”, ngờ đâu đang tiến vào “chảo lửa lớn” đang chờ sẵn. Cố vấn của Thiệu sau này thuật lại: “Tướng Võ Nguyên Giáp đã huy động lực lượng… gồm cả lực lượng thiết giáp, được trang bị loại xe tăng do Liên Xô” đón đánh… Bất kỳ nơi nào quân lính nam Việt Nam tấn công đều thấy quân đội Bắc Việt dường như đã có ở đó và sẵn sàng đợi họ… Mới non một tuần mà quân Sài Gòn thương vong đã lên con số hơn 3000. Càng hoảng hốt, mục tiêu Sê-pôn càng xa tầm súng. Lầu Năm góc tới tấp điện hỏi hỏi đại sứ Bân-cơ và Bộ chỉ huy lực lượng Mỹ ở Sài Gòn, trong khi Thiệu sốt ruột cứ thúc tướng Hoàng Xuân Lãm bằng mọi giá phải “chiếm lấy Sê-pôn nhưng không cần cố giữ nó!”
Sau nửa tháng, đội quân tinh nhuệ của Sài Gòn vẫn kẹt trên đường. Việc tải xác chết khỏi mặt trận, không quân Mỹ làm không xuể. Cựu tư lệnh Mỹ ở Sài Gòn, tướng Oét-mo-len được Kít-xin-gơ tham vấn về tình hình chiến trận khi đó, đã nhận định phải có ít nhất 4 sư đoàn Mỹ mới chiếm và giữ được Sê-pôn, chứ 2 sư đoàn Sài Gòn thì không thể kham nổi? Đến ngày thứ 25 của cuộc hành quân, “đại binh Sài Gòn” đã bị đánh tan nát trong các cuộc đổ quân liều lĩnh xuống gần Sê-pôn. Cố vấn đặc biệt của Thiệu viết tiếp: “…ba ngày sau khi bắt đầu chiến dịch, số phi công trực thăng Mỹ bị thương vong quá nhiều. Chính điều ấy gây chướng ngại cho binh lính nam Việt Nam. Niềm tin đầu năm mới hoàn toàn tiêu tan vì số thương binh của chiến dịch Lam Sơn đã lấp đầy các giường bệnh”.
Trong cuốn “Từ toà bạch ốc đến dinh Độc Lập” cũng ghi nhận: “Chiến dịch Lam Sơn 719 chính thức kết thúc sau 44 ngày, với con số thương vong cao tới 8.000 người, là một yếu tố làm suy nhược ý chí chiến đấu của nam Việt Nam”.
“Cuộc chơi” Lam Sơn 719 xuân Tân Hợi với cái giá mà Sài Gòn phải trả cho họ không chỉ là hơn 8.000 mạng sống, mà như Nguyễn Cao Kỳ đã có đánh giá không sai rằng: Đem một đội quân quen “lệ thuộc phần lớn vào quân đội khác về chỉ huy, về vũ khí và ngay cả chiến lược” để nhào nặn thành “mới” và tách ra độc lập tác chiến như kiểu Lam Sơn 719 rất khó mà địch nổi đối phương”. Và Kỳ, cũng như Thiệu đều chỉ biết kêu to: “Việt Nam hoá chiến tranh" của Ních-xơn-làm sao có thể khác được?”./.
Tiên Hưng*
----------------------------------
*Theo hồi ký của các tướng Sài Gòn xuất bản ở nước ngoài