Chiến sĩ Pai-lin quả cảm
Được đồng đô%3ḅi bế từ trên xe khách xuống, bị cụt cả hai chân gần hết phần đùi nhưng còn đôi tay khỏe mạnh, thương binh Đỗ Văn Thuần thoăn thoắt điều khiển chiếc xe lăn vào hô%3ḅi trường dự họp mặt kỷ niê%3ḅm 42 năm Ngày thành lâ%3ḅp Trung đoàn Củ Chi Đất Thép. Cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Phước Tấn, nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn Củ Chi Đất Thép lao tới ôm chầm lấy anh Thuần hồi lâu. CCB Nguyễn Phước Tấn rưng rưng xúc đô%3ḅng: “Mọi đồng đô%3ḅi chờ anh. Chúng tôi tưởng Thuần Pai-lin vì thương tâ%3ḅt nặng sẽ không thể vào họp mặt!”. Anh Thuần rơm rớm nước mắt, nói: “Thưa thủ trưởng, vinh dự là chiến sĩ Pai-lin, trước đây gian khổ chiến đấu, chúng em đã không nản lòng. Bây giờ hòa bình, được thủ trưởng cho phép, chúng em có điều kiê%3ḅn thăm nhau ôn lại kỷ niê%3ḅm!”.
Thương binh Đỗ Văn Thuần (ngồi xe lăn) trò chuyê%3ḅn cùng đồng đô%3ḅi tại buổi họp mặt truyền thống Trung đoàn Củ Chi Đất Thép tháng 3-2017.
Nhớ lại kỷ niê%3ḅm trinh sát trong trâ%3ḅn giải phóng thị trấn Pai-lin, tỉnh Bát-Tam- bang, Cam-pu-chia (nay là thành phố Pai-lin), giọng anh Thuần mạnh mẽ: "Đầu tháng 5-1979, tôi là chiến sĩ trinh sát thuô%3ḅc Trung đô%3ḅi Trinh sát của Tiểu đoàn 214, Trung đoàn Củ Chi Đất Thép. Tôi được giao nhiê%3ḅm vụ trinh sát thị trấn Pai-lin, căn cứ hâ%3ḅu cầu chiến lược của địch. Tại đây, địch tổ chức hê%3ḅ thống phòng thủ kiên cố, có nhiều bãi mìn dày đặc, phương thức thủ đoạn rất dã man, tàn khốc...".
Mặc dù biết nguy hiểm, có thể hy sinh, Thuần vẫn tình nguyê%3ḅn nhâ%3ḅn nhiê%3ḅm vụ. Ngày 13-5-1979, Thuần cùng tổ trinh sát luồn sâu vượt qua nhiều ổ phục kích, bãi mìn, vâ%3ḅt cản của địch. Anh Thuần nhớ lại: “Vào mùa khô, cánh rừng vùng Pai-lin chuyển màu trắng bạc, đi trinh sát, chúng tôi như đô%3ḅi lửa trên đầu. Hôm ấy khi tiếp câ%3ḅn, xuyên qua những cánh rừng xơ xác, xa xa là những rặng cây thốt nốt, khát nước, nhưng chúng tôi không dám tìm nước uống. Đến gần địch, tôi thâ%3ḅn trọng lợi dụng vào mô%3ḅt mô đất lớn phía trước để quan sát thì bất ngờ mô%3ḅt quả đạn pháo của địch bắn sát mép trên ụ đất, khói bụi mù mịt. Tôi nằm rạp xuống đất, lăn vài vòng sang vị trí khác. Sờ vào tim còn đâ%3ḅp, tôi biết mình còn sống. Khi trở ra khoảng gần 1km thì bị mô%3ḅt quả mìn K58 nổ ngay dưới chân. Tôi ngã xuống, máu chảy dầm dề. Tôi được đồng đô%3ḅi băng bó, cõng về tuyến sau và được phẫu thuâ%3ḅt kịp thời”.
Sau trâ%3ḅn đánh Pai-lin, Đỗ Văn Thuần được đồng đô%3ḅi tin yêu gọi là “Chiến sĩ Pai-lin”. Thời gian làm nhiê%3ḅm vụ quốc tế, Đỗ Văn Thuần đã trực tiếp chiến đấu 11 trâ%3ḅn, nhiều lần được khen thưởng.
Gian nan khởi nghiệp
Sinh năm 1960, ở Kiến An, Hải Phòng, học xong cấp 3, Thuần theo nghề thợ mô%3ḅc, thợ xây. Tháng 10-1978, Đỗ Văn Thuần tình nguyê%3ḅn nhâ%3ḅp ngũ vào Trung đoàn Củ Chi Đất Thép, mang theo mối tình đẹp với chị Trương Thị Song, ở huyê%3ḅn An Dương, TP Hải Phòng. Xa cách nhiều năm, chiến tranh ác liê%3ḅt, chị Song vẫn mô%3ḅt lòng chung thủy chờ anh. Rời quân ngũ tháng 2-1981, anh trở về với thân thể không còn nguyên vẹn. Chiến tranh đã “cướp” của anh mất đôi chân, nhưng chị Song vẫn trọn vẹn mối chung tình. Cuối tháng 12-1981, anh chị chính thức nên duyên vợ chồng. Sau ngày cưới, cuô%3ḅc sống khó khăn chồng chất, thu nhâ%3ḅp chính của gia đình chỉ trông vào tiền trợ cấp thương tâ%3ḅt ít ỏi của anh và tiền bán hàng nước của chị. Chiều theo mong ước của anh, chị chắt chiu dành dụm để mua tài liê%3ḅu, sách, báo cho anh đọc, nghiên cứu về kinh tế, lâ%3ḅp nghiê%3ḅp. Sau thời gian nung nấu, tháng 3-1993, vợ chồng anh quyết định thành lâ%3ḅp Doanh nghiê%3ḅp tư nhân 3-3. Vốn không có, nhiều ngày rét như cắt da, cắt thịt, anh Thuần vẫn ngồi trên xe lăn miê%3ḅt mài xuôi ngược nhiều nơi để vay tiền đồng đô%3ḅi, người thân làm vốn sản xuất. Gần 10 năm đầu, doanh nghiê%3ḅp chủ yếu làm bằng thủ công vất vả, chất lượng sản phẩm hạn chế nên tiêu thụ bấp bênh. Không đầu hàng trước khó khăn, nhiều đêm anh thức trắng nghiên cứu kỹ thuâ%3ḅt, mẫu mã, sản phẩm, thử nghiê%3ḅm thực tế. Làm viê%3ḅc quá sức trong môi trường đô%3ḅc hại và khói bụi, khiến anh nhiều lần phải nhâ%3ḅp viê%3ḅn. Thế nhưng khi bê%3ḅnh thuyên giảm, anh lại lao vào công viê%3ḅc. Anh tâm sự: “Mình làm viê%3ḅc không chỉ vì mình mà còn có trách nhiê%3ḅm với đồng đô%3ḅi. Tất cả cuô%3ḅc sống, thu nhâ%3ḅp của họ đều dựa vào doanh nghiê%3ḅp”. Nghĩ thế dù thường xuyên phải uống thuốc, nhưng mỗi ngày, lúc thì ngồi trên xe lăn, lúc thì chống nạng, anh Thuần luôn cần mẫn vẽ thiết kế, hướng dẫn công nhân làm ra sản phẩm ngày càng có chất lượng bằng tất cả tâm huyết và trí tuê%3ḅ.
Anh Thuần tâm sự: “Nhiều thời điểm hàng không bán được, doanh thu giảm sút, doanh nghiê%3ḅp đứng trước nguy cơ phá sản. Song với bản lĩnh người chiến sĩ Pai-lin, được đồng đô%3ḅi, nhất là vợ hết lòng yêu thương, hỗ trợ, đô%3ḅng viên, tôi đã chèo lái doanh nghiê%3ḅp vượt qua nhiều thử thách. Chúng tôi chủ đô%3ḅng tìm hiểu học thêm kỹ thuâ%3ḅt mới, tiết kiê%3ḅm mua máy hiê%3ḅn đại, tăng cường liên kết mở rô%3ḅng thị trường, đồng thời bồi dưỡng kỹ thuâ%3ḅt cho công nhân, góp phần giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, giúp doanh nghiê%3ḅp đứng vững”.
Đến nay, doanh nghiê%3ḅp của anh đã đầu tư 4 máy quay cống bê tông hiê%3ḅn đại (mỗi máy trị giá hơn 800 triê%3ḅu đồng), năng suất 40m cống (đường kính 300-1.200mm)/ngày. Anh cũng chủ đô%3ḅng mời con em các gia đình chính sách đã tốt nghiê%3ḅp đại học đến làm viê%3ḅc tại doanh nghiê%3ḅp. Đến nay, nhiều sản phẩm của doanh nghiê%3ḅp đã được sử dụng thi công tại các công trình cấp thoát nước, thủy lợi, giao thông ở nhiều địa phương trong cả nước, bảo đảm viê%3ḅc làm ổn định cho công nhân, mức lương bình quân 7-8 triê%3ḅu đồng/người/tháng.
Hướng nghiê%3ḅp cho thanh niên nghèo
Thương binh hạng 2/4 Tạ Văn Dũng, nguyên chiến sĩ Trung đoàn Củ Chi Đất Thép, trú tại đường Đình Đông, phường Đông Hải, quâ%3ḅn Lê Chân, thành phố Hải Phòng, công nhân chạy vâ%3ḅt tư của Doanh nghiê%3ḅp tư nhân 3-3, cho biết: “Mỗi sớm đến doanh nghiê%3ḅp, chúng tôi đã thấy Giám đốc Đỗ Văn Thuần ngồi vào vị trí làm viê%3ḅc của mình. Công nhân và giám đốc đều mang bô%3ḅ quân phục sờn màu và cùng lao đô%3ḅng tại xưởng. Giám đốc doanh nghiê%3ḅp luôn bố trí công viê%3ḅc phù hợp với sức khỏe, năng lực, sở trường của công nhân và luôn chú ý thực hiê%3ḅn tốt công tác bảo hô%3ḅ, an toàn lao đô%3ḅng”.
Với 30 công nhân chủ yếu là đồng đô%3ḅi, thương binh, con em gia đình chính sách, thanh niên nghèo, bô%3ḅ đô%3ḅi xuất ngũ, bên cạnh hướng dẫn tổ chức sản xuất, những năm qua, thương binh Đỗ Văn Thuần luôn chú ý giáo dục, bồi dưỡng cho công nhân, nhất là thanh niên lòng yêu nghề, hướng nghiê%3ḅp, nghị lực vượt khó, tinh thần đoàn kết yêu thương nhau. Doanh nghiê%3ḅp 3-3 không chỉ sản xuất giỏi mà còn là địa chỉ giáo dục, hướng nghiê%3ḅp cho nhiều con em gia đình chính sách, thanh niên nghèo ở địa phương vươn lên thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng, có nghề nghiê%3ḅp ổn định, gia đình hạnh phúc. Anh Nguyễn Văn Dũng là con thương binh hạng 1/4 Nguyễn Đình Ty, trú tại phường Hồ Nam, quâ%3ḅn Lê Chân, TP Hải Phòng hoàn cảnh khó khăn, không có viê%3ḅc làm. Anh Thuần đã tiếp nhâ%3ḅn vào làm công nhân với mức lương 8 triê%3ḅu đồng/tháng. Vừa làm vừa học, được sự đô%3ḅng viên, tạo điều kiê%3ḅn, giúp đỡ của giám đốc, năm 2015, anh Dũng thi đỗ vào Trường Đại học Bách khoa Hà Nô%3ḅi. Năm 1994, địa phương đề nghị xây tặng anh căn nhà tình nghĩa, nhưng anh Thuần không nhâ%3ḅn và đề nghị nhường tặng đồng đô%3ḅi khác có hoàn cảnh khó khăn hơn. Làm doanh nghiê%3ḅp, anh thường đi công tác nhiều nơi. Mỗi khi gặp đồng đô%3ḅi, gia đình chính sách nghèo, thương binh Đỗ Văn Thuần đều kịp thời phối hợp với đồng đô%3ḅi có biê%3ḅn pháp giúp đỡ. Năm 2007, khảo sát thị trường tại xã Đoàn Xá, huyê%3ḅn Kiến Thụy, Hải Phòng, biết mẹ liê%3ḅt sĩ Phạm Thị Xuân khó khăn về nhà ở, thương binh Đỗ Văn Thuần đã quyết định hỗ trợ 75 triê%3ḅu đồng xây nhà tình nghĩa tặng mẹ liê%3ḅt sĩ Phạm Thị Xuân. Bên cạnh hỗ trợ tặng đồng đô%3ḅi, gia đình chính sách 30 triê%3ḅu đồng/năm, vào dịp 27-7, lễ, Tết, anh Thuần đều tổ chức gặp mặt công nhân, tặng quà.
Tâm sự về cuộc sống hiện tại của mình, thương binh Đỗ Văn Thuần xúc đô%3ḅng: “Chúng ta trải qua chiến đấu gian khổ, nhiều đồng đô%3ḅi hôm nay đã không may mắn được trở về gặp mặt và chứng kiến cuô%3ḅc sống đổi thay, có đồng đô%3ḅi hy sinh cũng chưa tìm thấy hài cốt và chưa được quy tâ%3ḅp về với đất mẹ… Tôi cũng không biết mình sống được bao lâu nhưng tôi chỉ mong muốn góp mô%3ḅt phần nhỏ bé cùng mọi người tri ân đồng đô%3ḅi, xây dựng cuô%3ḅc sống tốt đẹp hơn. Giúp được mỗi đồng đô%3ḅi, nhân dân nghèo vượt khó là phần thưởng quý nhất trong các phần thưởng mà tôi dành được trong thời gian qua…”.
Bài và ảnh: NGUYỄN DUY HIỂN