Nghề “làm dâu trăm họ”

Sinh năm 1984, Vũ Bảo Toàn trông cao to và rất “có tướng” trong bộ đồng phục màu xanh của kỹ sư vận hành. Anh từng học ngành tự động hóa và đã công tác ở nhà máy được 8 năm. Trong công việc, anh được đánh giá là kỹ sư cần mẫn, miệt mài và luôn cầu tiến - đúng như phẩm chất vốn thấy của những chàng trai quê huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.

Hằng ngày, công việc của Trưởng ca vận hành điện là hỗ trợ công tác cách ly, đóng thiết bị điện cho nhân sự điện vận hành để phục vụ bảo dưỡng, sửa chữa kịp thời trong toàn nhà máy. Vũ Bảo Toàn còn xây dựng và phát triển quy trình cho bộ phận điện vận hành, đánh giá mối nguy hiểm và rủi ro, soạn ngân hàng câu hỏi để ngày càng hoàn thiện công tác đào tạo, nâng cao kỹ năng cho các nhân sự vận hành điện.

 Kỹ sư Vũ Bảo Toàn kiểm tra thông số ở trạm điện SS1, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. 

Khi tôi muốn tìm hiểu về hệ thống điện của NMLD Dung Quất (Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn), mắt Toàn như sáng lên. Anh cho biết: Hệ thống điện của NMLD Dung Quất gồm 4 tổ máy phát điện, mỗi tổ máy có công suất 27MW và có 14 trạm phân phối điện đến các phụ tải trong toàn nhà máy. Điện được sản xuất từ phân xưởng của nhà máy điện, rồi cung cấp đến trạm điê%3ḅn trung tâm SS1; từ đây điê%3ḅn được phân phối đến các trạm điê%3ḅn khác trong nhà máy và đến các phân xưởng công nghê%3ḅ, ra tận cảng xuất sản phẩm P3, Jetty và phân xưởng Polypropylene.Việc theo dõi và giám sát, điều khiển toàn bộ hệ thống điện trong toàn nhà máy thông qua một hệ thống, đó là hệ thống EMCS.

Người trưởng ca vận hành điện như anh Toàn giống như người “làm dâu trăm họ”. Xác định là bộ phận thiết yếu, quan trọng vào loại bậc nhất nhà máy, anh luôn làm việc với tinh thần chuyên nghiệp rất cao. Cứ vào đầu giờ làm việc (từ 8 giờ đến 10 giờ) hằng ngày, bộ phận vận hành điện của anh nhận được rất nhiều yêu cầu cô lập điện từ các bộ phận khác nhau, chủ yếu từ bộ phận bảo dưỡng sửa chữa. Trong khi đó, nhân viên điện vận hành thực hiện công việc chỉ có 2 người, với phạm vi rất rộng, từ cảng xuất sản phẩm Jetty đến phân xưởng U34, phân xưởng Polypropylene, với 14 trạm điện. Để vượt qua những áp lực và khó khăn đó, Toàn xác định, 2 nhân sự vận hành điện luôn phải có sự phối hợp nhịp nhàng và bố trí hợp lý để hạn chế tối đa thời gian di chuyển từ trạm điện này đến trạm điện khác; ưu tiên thực hiện những công việc ở trạm điện gần nhau trước, sau đó mới tới những trạm điện ở xa. Hoặc khi nhận thông tin sớm từ những trạm điện ở xa (U34, Polypropylene, Jetty) thì thực hiện những công việc ở xa trước rồi quay về thực hiện những công việc ở các trạm điện ở gần. Nhờ vậy, nhiệm vụ cô lập điện cho những bộ phận liên quan được thực hiện với thời gian ngắn nhất, góp phần giảm thời gian chờ, nâng cao chất lượng bảo dưỡng thiết bị của NMLD Dung Quất.

Vũ Bảo Toàn tâm sự: “Nghề điện có những quy tắc, đã tạo cho mình tác phong, thái độ làm việc chỉn chu, cẩn trọng, nhưng chính sự hiệp đồng của anh em đồng nghiệp và sự chuyên nghiệp của những chuyên gia đã giúp tôi… chuyên nghiệp hơn”.

Anh nhớ nhất một việc xảy ra vào một ngày cuối tháng 12-2008, khi NMLD Dung Quất mới chạy vận hành để cho ra dòng sản phẩm đầu tiên. Thời tiết có mưa và có gió mạnh. “Tôi cùng với chuyên gia Luis Rachet (người Thổ Nhĩ Kỳ) đi bộ trên cầu cảng tới trạm điện SS10A thử tín hiệu để nghiệm thu công trình. Lúc ấy, hai bên cầu cảng sóng đánh táp bờ, bọt trắng xóa. Cảm giác như sóng gió biển khơi muốn “nuốt chửng” hai chúng tôi. Gió thổi ngược ngày càng mạnh, hai chân tôi như cứng lại, trên vai lại đeo một ba lô và một máy tính xách tay, nên tôi phải vịn tay vào thành cầu cảng để khỏi bị... gió thổi bay. Lúc này tôi vẫy Luis Rachet quay lại vì anh ta đi quá xa tôi. Tôi nói: “Về thôi, khi nào thời tiết ổn hãy thử”. Nhưng khi nhìn ánh mắt nghiêm nghị cùng vẻ mặt quả quyết của Luis Rachet, tôi đã phải xin lỗi ngay và tiếp tục đi trong gió bão để tới trạm SS10A.

- Điều mình đáng nhớ nhất đó là ý chí để vượt qua khó khăn. Từ đó về sau trong công việc mình luôn cố gắng để hoàn thành, dù có khó khăn đến mấy-Vũ Bảo Toàn tâm sự.

Trong rất nhiều chuyên gia nước ngoài mà Toàn cùng làm việc, anh ấn tượng nhất là chuyên gia về hệ thống EMCS-ông Federic Seusse (người Pháp). Ông đã lớn tuổi, nhưng tinh thần và trách nhiệm khi làm việc rất cao. Trong quá trình làm việc, dù gặp rất nhiều khó khăn và công việc không như ý muốn, nhưng ông vẫn lạc quan và tìm mọi cách để khắc phục. Đó là một tấm gương sáng để những kỹ sư trẻ như Vũ Bảo Toàn trau dồi kỹ năng và tác phong làm việc.

Còn đối với anh em công nhân, kỹ sư của NMLD Dung Quất, Toàn như một người anh, một kỹ sư “cứng nghề” được anh em cảm phục, yêu mến. Họ đã cùng nhau vượt qua bao sóng gió của những ngày cao điểm trên công trường, những đợt bảo dưỡng lớn của nhà máy. Anh vẫn nhớ như in sự việc vào những ngày cuối tháng 5-2014, khi NMLD Dung Quất bước vào giai đoạn cao điểm của quá trình bảo dưỡng tổng thể lần thứ hai. Theo kế hoạch làm việc, vào lúc 3 giờ ngày 29-5-2014, bộ phận vận hành điện sẽ tiến hành cắt điện toàn bộ thanh cái 22kV để bảo dưỡng (cắt điện toàn nhà máy). Vì thời gian rất ngắn và công việc phải thực hiện vào ban đêm để không ảnh hưởng đến tiến độ chung của nhà máy, nên nhiều hôm, tất cả anh em ở bộ phận điện phải ở lại làm việc. Tối hôm đó, sau khi hoàn thành công việc ca ngày (đến 24 giờ) anh em tranh thủ ra căng-tin ăn cơm và nghỉ ngơi ở phòng nghỉ tạm đến 2 giờ sáng. Nửa đêm, anh em lại tập trung ở trạm điện SS1 để bàn phương án thực hiện công việc trong thời gian sớm nhất, mà vẫn bảo đảm an toàn và đúng quy trình đã được ban hành. Mặc dù rất mệt, nhưng với tinh thần vì mục tiêu chung của nhà máy, nên tất cả anh em đã làm việc hăng say và hoàn thành công việc trước 5 giờ 30 phút sáng, sau đó cấp điện lại cho thanh cái 22kV và cấp điện lại cho toàn nhà máy để nhà thầu tiếp tục công việc. “Đây là kỷ niệm đẹp với bản thân tôi vì sự thành công chung của nhà máy, mà tất cả anh em đều ở lại nhà máy trong suốt 2 ngày liên tục. Điều tôi cảm thấy nhớ nhất đó là tinh thần tập thể của anh em vận hành điện, vì công việc chung của toàn nhà máy”-Vũ Bảo Toàn bộc bạch như vậy.

Người “chỉnh điện mát tay”

Không chỉ hoàn thành xuất sắc các công việc, Bảo Toàn còn là một kỹ sư có nhiều sáng kiến. Một số sáng kiến của anh đã được áp dụng thành công trong nhà máy. Anh kể: “Sử dụng khóa CB nhỏ (Miniature Circuit Breaker Lockout) để khóa CB (Circuit Breaker) khi cô lâ%3ḅp điê%3ḅn là sáng kiến mà tôi tâm đắc nhất”. Hiện tại ở các vị trí CB trong các tủ điê%3ḅn (ở các trạm điê%3ḅn và ngoài hiê%3ḅn trường) như các tủ LP, MOV…, các CB không có vị trí để gắn ổ khóa cô lâ%3ḅp, gây rủi ro cho con người và thiết bị, không tuân thủ được theo quy trình cô lập năng lượng (LOTO). Bảo Toàn đã đề xuất với phòng Sản xuất, Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn sử dụng khóa CB nhỏ để có vị trí móc ổ khóa vào, khóa những CB này sau khi cô lâ%3ḅp điê%3ḅn, để bảo đảm an toàn và theo đúng hướng dẫn của quy trình LOTO.

Hiện tại trong quá trình thực hiện quy trình LOTO, bộ phận vận hành điện sử dụng bút lông viết bảng để ghi thông tin LOTO lên bảng thông tin. Do đó, các thông tin ghi trên bảng tin dễ bị phai, mờ do va chạm trong quá trình làm việc và do thời tiết gần biển. Để khắc phục tình trạng này, Bảo Toàn đề xuất sử dụng đề-can in sẵn các đầu mục thông tin của bảng tin, bổ sung số LOTO để dán và ghi các thông tin của LOTO bằng bút bi. Giải pháp này vừa bảo đảm thông tin LOTO ghi lên bảng tin không bị phai, mờ và còn tận dụng bảng tin cho các lần công việc sau. Trong năm đầu tiên triển khai sáng kiến, Bảo Toàn đã giúp công ty tiết kiệm được gần 80 triệu đồng.

Trong công việc hằng ngày, bộ phận sản xuất luôn được Vũ Bảo Toàn trợ giúp phát hiện những sự cố nhỏ. Điển hình, chiều 5-5-2015, sau khi có yêu cầu từ Trưởng ca Cụm phân xưởng khu vực phụ trợ nóng, yêu cầu kết nối điện EVN vì lò hơi D bị sự cố. Sau khi kết nối thành công, Toàn phát hiê%3ḅn 2 nấc phân áp của 2 máy biến áp EVN lê%3ḅch nhau. Sau khi kiểm tra thực tế trên thiết bị tại hiê%3ḅn trường và trên màn hình EMCS thì phát hiê%3ḅn hê%3ḅ thống OLTC của 2 máy biến áp EVN không làm viê%3ḅc, dẫn đến điê%3ḅn áp thanh cái 22kV tăng lên 22,5kV, cao hơn điê%3ḅn áp bình thường 22,1kV. Ngay lập tức, Toàn báo cáo trưởng ca Cụm phân xưởng khu vực phụ trợ nóng và báo cho bô%3ḅ phâ%3ḅn bảo dưỡng điê%3ḅn xuống kiểm tra và xử lý kịp thời, giảm nguy cơ xảy ra sự cố xếp chồng, góp phần ổn định hê%3ḅ thống điê%3ḅn, cấp ổn định cho nhà máy.

Tiếp đó, một ngày cuối tháng 7-2015, khi khởi đô%3ḅng STG A, sau khi STG A đóng kích từ thì bị tríp do lỗi. Bảo Toàn nhanh chóng thông báo cho bảo dưỡng điê%3ḅn kiểm tra và đề xuất chuyển bô%3ḅ AVR-B sang AVR-A để khởi đô%3ḅng lại STG A. Đề xuất này đã được Giám đốc khu vực phụ trợ nóng và Trưởng nhóm bảo dưỡng điê%3ḅn đồng ý, sau đó đã khởi đô%3ḅng lại STG A thành công theo đúng kế hoạch. Ngoài ra, Bảo Toàn còn là “bác sĩ” giỏi khi “chẩn đoán” những máy móc bị sự cố, như máy cắt 02ESW411A hiển thị sai trạng thái trên màn hình EMCS; dòng điê%3ḅn Io của hai xuất tuyến cấp cho phân xưởng Polypropylene cao bất thường…

Những đóng góp thầm lặng và hiệu quả của những kỹ sư giỏi như Vũ Bảo Toàn đã giúp NMLD Dung Quất luôn hoạt động ở 103 - 105% công suất thiết kế. Hệ thống điện và vận hành điện trong nhà máy vô cùng phức tạp, các kỹ sư của Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn luôn không ngừng học hỏi và đã làm chủ công nghệ tiên tiến đó. Với thành tích nổi bật, Vũ Bảo Toàn được Công ty BSR vinh danh là 1 trong 19 gương mặt tiêu biểu năm 2016.

Bài và ảnh: VIỆT THANH