Chiều 26-11, tại Hà Nội, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ Thông tin Việt Nam (VINASA) phối hợp với Sở Thông tin Truyền thông Thành phố Hà Nội tổ chức họp báo cung cấp thông tin về Hội nghị Thành phố Thông minh Việt Nam - châu Á 2024.
Theo Ban tổ chức, hội nghị được tổ chức ngày 2 và 3-12 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội) với chủ đề: “Đô thị Thông minh - Kinh tế số - Phát triển bền vững”. Hội nghị dự kiến thu hút hơn 2.000 lượt đại biểu trong nước và quốc tế tham dự. Hội nghị hướng đến việc đưa ra các giải pháp công nghệ và chiến lược quản lý giúp các thành phố hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, phát triển các dịch vụ thông minh và bền vững cho cư dân; được định vị sẽ là điểm đến thường niên uy tín của các chuyên gia về thành phố thông minh trong khu vực và thế giới.
Được biết, thành phố thông minh (TPTM) đã trở thành chiến lược phát triển đô thị toàn cầu, với trọng tâm là Chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data) để giải quyết các thách thức về quản lý đô thị, cải thiện tích cực điều kiện sống của dân cư, tăng mức độ hạnh phúc phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
 |
Đại diện Ban tổ chức hội nghị cung cấp thông tin về Hội nghị Thành phố Thông minh Việt Nam - châu Á 2024. |
Hội nghị gồm 8 phiên với các chuyên đề: Đô thị thông minh - kinh tế số - phát triển bền vững, TPTM - quản trị, điều hành thành phố linh hoạt dựa trên dữ liệu; giải pháp, hạ tầng, nền tảng số thúc đẩy kinh tế số và phát triển bền vững; chiến lược công nghiệp bán dẫn: Động lực mới cho Việt Nam và Hà Nội; giải pháp công nghệ xuất sắc thúc đẩy thành phố xanh, thông minh; di chuyển xanh, thông minh cho đô thị thông minh phát triển bền vững; netzero - môi trường và năng lượng hướng tới đô thị không phát thải 2050; nhà thông minh cho sức khỏe và tiện ích…
Trong khuôn khổ hội nghị diễn ra lễ trao giải thưởng thành phố thông minh, lễ trao giải thưởng sáng tạo tương lai (VietFuture) – giải thưởng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo dành cho các sinh viên và ngày công nghệ thông tin Nhật Bản (Japan ICT Day); triển lãm bên lề và các hoạt động kết nối giao thương sẽ được tổ chức.
Hội nghị Thành phố Thông minh Việt Nam – châu Á 2024 là môi trường hợp tác – xúc tiến quan hệ hợp tác ở nhiều cấp độ, mở ra cơ hội kết nối tốt giữa các doanh nghiệp với nhà nước hay các doanh nghiệp trong nước với các tổ chức quốc tế. Đồng thời, hội nghị còn là môi trường trao đổi và phổ cập kiến thức, thúc đẩy phát triển thành phố thông minh, sẵn sàng đóng góp cho sự phát triển đột phá của chính phủ số, kinh tế số, xã hội số tại Việt Nam.
VIỆT NGA
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Giáo dục Khoa học xem các tin, bài liên quan.
Hà Nội đang phải đối mặt với những thách thức không nhỏ như dân số đông, gia tăng cơ học nhanh chóng, bất cập hạ tầng giao thông, ô nhiễm môi trường và các vấn đề liên quan đến cấp, thoát nước...
Việc đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông minh trong việc quản lý và điều hành xe buýt, đường sắt trên cao thời gian qua đã cải thiện đáng kể các tiện ích dành cho hành khách sử dụng. Điều này đang giúp phương tiện công cộng thu hút thêm hành khách, cũng như hướng tới phát triển Hà Nội trở thành thành phố thông minh và hiện đại.
Thành phố thông minh (Smart city) không chỉ là xu hướng mà còn là mục tiêu phát triển quan trọng của các đô thị tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, điện toán đám mây nổi lên như một công nghệ quan trọng, đóng vai trò chủ chốt trong quá trình xây dựng và quản lý thành phố thông minh.