FPT và Trường Công nghệ thông tin (NUS Computing) thuộc Đại học Quốc gia Singapore (NUS) đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), bao gồm thành lập một phòng nghiên cứu hiện đại, đầu tư thúc đẩy đổi mới sáng tạo và đào tạo các chuyên gia trong lĩnh vực AI.
Trong khuôn khổ biên bản ghi nhớ hợp tác này, FPT sẽ cùng với NUS và các doanh nghiệp khác trong hệ sinh thái AI của Singapore và khu vực châu Á-Thái Bình Dương dự kiến huy động khoản đầu tư 50 triệu USD trong vòng 5 năm tới cho các hoạt động tiên phong nghiên cứu và phát triển các tài năng trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo.
Hợp tác này giúp FPT thúc đẩy thương mại hóa các giải pháp AI và nâng cao năng lực nghiên cứu phát triển, đẩy mạnh xây dựng nguồn nhân lực AI chất lượng cao góp phần nâng cao lợi thế cạnh tranh của tập đoàn trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương cũng như trên toàn cầu.
 |
Lễ ký kết hợp tác giữa FPT và NUS Computing tại Singapore. |
Một trong những hoạt động trọng tâm của thỏa thuận hợp tác là hai bên sẽ phối hợp thành lập một phòng nghiên cứu AI dựa trên thế mạnh về nghiên cứu của Đại học Quốc gia Singapore (NUS) và năng lực công nghệ của FPT.
Cũng theo thỏa thuận hợp tác, FPT và NUS Computing cũng sẽ tìm kiếm cơ hội thương mại hóa các giải pháp, sản phẩm, dịch vụ tích hợp AI do hai bên cùng nghiên cứu phát triển cho thị trường toàn cầu.
Phát biểu tại lễ ký kết, Chủ tịch HĐQT FPT Trương Gia Bình chia sẻ: AI được xem là một trong những công nghệ cốt lõi định hình tương lai của các ngành, các lĩnh vực. Trong hơn một thập kỷ qua, FPT đã tích cực theo đuổi nghiên cứu và phát triển AI để thúc đẩy sự đổi mới và đang tích hợp AI vào tất cả các dịch vụ và giải pháp Made by FPT. FPT cũng đã đầu tư mạnh vào đào tạo, bảo đảm sự sẵn sàng nguồn nhân lực AI.
Theo Giáo sư Tan Kian Lee, Hiệu trưởng NUS Computing: Mối quan hệ hợp tác giữa NUS Computing và FPT mang tính tương hỗ. Chúng tôi mong muốn mang đến các giải pháp AI tiên tiến để giải quyết các thách thức thực tế, đồng thời đóng góp vào hệ sinh thái AI tại Singapore và toàn cầu thông qua việc phát triển nguồn nhân lực AI có chuyên môn cao.
FPT hiện có nguồn nhân lực AI gồm hơn 1.500 kỹ sư, cùng với nguồn lực bổ sung từ 1.300 sinh viên Đại học FPT hàng năm cũng như từ chương trình AI Residency hợp tác với Viện AI Mila Quebec, để ươm mầm các tài năng trẻ ngành AI.
HỒNG QUANG
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Giáo dục Khoa học xem các tin, bài liên quan.
Intel chính thức công bố kết quả của cuộc thi thường niên AI Global Impact Festival với sự tham gia của nhiều trường đại học tại 25 quốc gia trên toàn thế giới. Trong đó, sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (Việt Nam) được vinh danh với phát kiến hỗ trợ công tác cứu nạn khi xảy ra thiên tai.
Bên cạnh những lợi ích không phải bàn cãi, phần mềm sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) cũng tồn tại mặt trái và đang là công cụ đắc lực để các đối tượng tội phạm công nghệ cao thực hiện các hành vi giả mạo, tấn công mạng, gây mất an ninh, trật tự xã hội.
Sự tiến bộ của khoa học công nghệ đã khiến nhu cầu quân sự của các cường quốc quân sự trên thế giới có nhiều thay đổi. Dưới sự trợ giúp của trí tuệ nhân tạo (AI), các cường quốc quân sự trên thế giới đã tích cực triển khai các dự án tự chủ vũ khí.
Tại Ngày hội trí tuệ nhân tạo - AI4VN 2024 với chủ đề "Mở khóa sức mạnh trí tuệ nhân tạo tạo sinh” vừa diễn ra tại Hà Nội, đồng chí Trần Lưu Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Phó thủ tướng Chính phủ (nay là Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Lưu Quang) cho biết, Việt Nam luôn khẳng định, việc phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) phải lấy lợi ích quốc gia, lợi ích của xã hội, người dân làm trung tâm, không được lạm dụng công nghệ để xâm phạm các quyền, lợi ích hợp pháp này.