Vào thời điểm năm 2011, cả thiết bị phim analog và kĩ thuật số được sử dụng song song trong ngành điện ảnh. Quá trình số hóa tiếp tục lan rộng, và máy quay kĩ thuật số có trang bị cảm biến dạng lớn tương đương 35mm trở thành nguồn trợ lực chính của ngành. Trong môi trường này, Canon đã tận dụng các công nghệ hình ảnh, gồm công nghệ quang học đã được phát triển từ khi công ty được thành lập, và ra mắt hệ thống Cinema EOS, chính thức đánh dấu sự gia nhập của mình vào ngành công nghiệp điện ảnh.

Khi phát triển các thiết bị như máy quay và ống kính cho thị trường sản xuất phim ảnh, cần phải có sự hỗ trợ từ các chuyên gia trong ngành là người sử dụng thiết bị.

leftcenterrightdel
Hệ sinh thái máy quay, máy ảnh của Canon. 

Từ khi ra mắt các máy quay kĩ thuật số đầu tiên (EOS C300 / EOS C300 PL) và ống kính (CN-E14.5-60mm T 2.6 L S / CN-E14.5-60mm T 2.6 L SP) vào tháng 1 năm 2012, Canon luôn ghi nhận phản hồi về hiệu suất hoạt động, sự thân thiện với người dùng và các phong cách quay phim từ giới chuyên gia thường tác nghiệp trong hoạt động sản xuất phim ảnh.

Công ty luôn nỗ lực nhằm phát triển các sản phẩm có thiết kế và cấu tạo trực quan đáp ứng được những phong cách quay và thể hiện hình ảnh theo yêu cầu của giới chuyên nghiệp.

Từ đó, Canon tiếp tục mở rộng khả năng thể hiện hình ảnh và theo đuổi quá trình phát triển thiết bị với công nghệ luôn cải tiến. Chiếc máy quay Cinema EOS đầu tiên của công ty, EOS C300, có trang bị một cảm biến CMOS với khả năng quay video có thể so sánh với phim 35mm.

Hệ thống Cinema EOS của Canon đang được sử dụng rộng rãi trong ngành sản xuất phim ảnh hiện đại, gồm phim ảnh và truyền hình. Chiếc máy quay dòng cinema kỹ thuật số EOS C300 Mark II (ra mắt vào tháng 9 năm 2015) và tám ống kính cinema đã được sử dụng khi quay bộ phim tài liệu Free Solo là phim đạt Giải thưởng Hàn lâm vào năm 2018.

NGỌC ANH