Mới đây, tại Quyết định số 659/QĐ-TTg ngày 23-3-2025, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép Tập đoàn Space Exploration Technologies (SpaceX) của Hoa Kỳ-đơn vị cung cấp dịch vụ internet vệ tinh Starlink-thí điểm có kiểm soát dịch vụ viễn thông sử dụng công nghệ vệ tinh quỹ đạo tầm thấp tại Việt Nam. Đây được xem là bước tiến quan trọng trong việc bổ sung thêm các giải pháp về hạ tầng viễn thông tại nước ta.
Bản chất của dịch vụ này là cung cấp kết nối mạng thông qua việc truyền dữ liệu giữa các vệ tinh bay xung quanh trái đất. Từ trên cao, internet vệ tinh sẽ giải quyết các khó khăn về kết nối mạng tại những khu vực vùng sâu, vùng xa, những nơi mà hạ tầng viễn thông mặt đất thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi thiên tai như mưa bão, lũ lụt, sạt lở.
Hệ thống kết nối gọn nhẹ, tính cơ động cao, có thể triển khai ở bất cứ đâu, kể cả những nơi có địa hình hiểm trở... là những ưu điểm vượt trội của loại hình này.
 |
Ảnh minh họa: dantri.com.vn |
Tiềm năng thì đã rõ, nhưng để quản lý và khai thác hiệu quả một loại hình còn mới tại nước ta như internet vệ tinh thì cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng. Cần có những quy định cụ thể về cách thức hoạt động, giám sát chặt chẽ để bảo đảm tuyệt đối an toàn về quốc phòng, an ninh, an toàn không gian mạng trong mọi tình huống. Bên cạnh đó, từng bước khắc phục những hạn chế còn tồn tại của loại hình này như chi phí sử dụng cao, kết nối còn thiếu ổn định.
Về lâu dài, các nhà khoa học, tổ chức, doanh nghiệp trong nước cần không ngừng đẩy mạnh nghiên cứu để hướng tới làm chủ công nghệ, có như vậy, internet vệ tinh mới trở thành những trợ lực bền vững đến từ không gian, từ đó giải bài toán kết nối vùng miền, thúc đẩy sự phát triển toàn diện kinh tế-xã hội của đất nước.
HOÀNG CHUNG
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Cùng bàn luận xem các tin, bài liên quan.
PGS, TS Phạm Anh Tuấn, Tổng giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (VNSC), Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết, theo kế hoạch, vệ tinh LOTUSat-1 được phóng lên quỹ đạo vào tháng 2-2025, nhưng hiện phải dời lại và chưa có lịch cụ thể.
Chiều tối 30-3, đoàn công tác gồm 80 quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam và 26 cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân đã có mặt tại Myanmar hỗ trợ nước bạn khắc phục hậu quả trận động đất.