Ngày 9-5, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết bình luận của Việt Nam đối với Báo cáo tự do tôn giáo năm 2024 của Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế (USCIRF), Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nhấn mạnh:
Việt Nam luôn thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền theo hoặc không theo tôn giáo của người dân.
 |
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng tại họp báo. Ảnh: Bộ Ngoại giao |
Tại Việt Nam, không ai bị phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng và các hoạt động của các tổ chức tôn giáo được bảo đảm theo đúng các quy định của pháp luật. Điều này đã được thể hiện rõ trong Hiến pháp 2013, hệ thống pháp luật của Việt Nam và được tôn trọng trên thực tế. Các chính sách, nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong bảo đảm quyền con người, trong đó có tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng đã được nhiều nước ghi nhận và đánh giá cao. Đây cũng là những đánh giá, nhận xét của các nước tại Phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc vừa được tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ.
Việt Nam bác bỏ những nhận định không khách quan, mang tính định kiến và không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam được nêu trong Báo cáo tự do tôn giáo quốc tế năm 2024 của Ủy ban Tự do Tôn giáo Hoa Kỳ (USCIRF). Chúng tôi đã, đang và sẽ tiếp tục trao đổi với phía Hoa Kỳ về các vấn đề mà hai bên cùng quan tâm trên tinh thần thẳng thắn, cởi mở và tôn trọng lẫn nhau, đóng góp vào việc thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
PHƯƠNG LINH
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Chính trị xem các tin, bài liên quan.
Đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 1,2 triệu tín đồ của 6 tôn giáo chính, gồm Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, đạo Hồi, Cao Đài và Phật giáo Hòa Hảo với trên 103.000 chức sắc, chức việc.
Khóa họp thường kỳ lần thứ 55 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ) ngày 5-4 đã kết thúc, hoàn thành chương trình đề ra từ đầu Khóa họp, với 32 nghị quyết và 2 quyết định được thông qua.
Ngày 26-2, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Phiên họp cấp cao khóa 55 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ).