Đêm 22-12, Hội trường Bộ Quốc phòng sáng bừng, rực rỡ bởi ánh pháo hoa, pháo trang kim ngập tràn trên sân khấu. Chương trình giao lưu – nghệ thuật đặc biệt “Tổ quốc và người chiến sĩ” do báo Quân đội nhân dân, đài Truyền hình Việt Nam và Công ty đầu tư & phát triển Quê

Màn múa hát trong đêm giao lưu. Ảnh: Minh Trường

Hương phối hợp tổ chức đã đưa khán giả trở về với những năm tháng chiến đấu hào hùng vì độc lập, tự do của dân tộc, gặp gỡ những nhân chứng gắn liền với những chiến công oanh liệt, vẻ vang của quân đội qua các thời kỳ... Các đồng chí: Trương Vĩnh Trọng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó thủ tướng Chính phủ; Phạm Thế Duyệt, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam cùng nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội, đến dự.

Tái hiện những trang sử hào hùng

Khán giả ngồi chật kín khán phòng đã dành những tràng pháo tay nồng nhiệt khi Đại tá Lê Phúc Nguyên, Phó tổng biên tập báo Quân đội nhân dân, lên phát biểu về mục đích và ý nghĩa của chương trình. Những cựu chiến binh, những người đã tham gia chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” rực lửa – 12 ngày đêm đánh bại “siêu pháo đài bay B52” để bảo vệ bầu trời Hà Nội và thế hệ trẻ, những người lớn lên trong hòa bình đã không khỏi xúc động, bồi hồi khi đồng chí Lê Phúc Nguyên nhấn mạnh: “Những ngày tháng 12 lịch sử này, âm hưởng hùng vĩ của cuộc trường chinh toàn dân tộc, nhịp bước hành quân rầm rập của lớp lớp Bộ đội Cụ Hồ đang vang lên trong mỗi chúng ta. Tiếng thét xung phong, từ mặt trận Điện Biên Phủ, từ Trường Sơn, từ Hà Nội, Huế, Sài Gòn… những năm kháng chiến như vẫn đang dội về sống động trong ký ức. Tiếng gầm rú của máy bay địch, những quầng lửa rực sáng thiêu rụi pháo đài bay giặc Mỹ vẫn đang hằn sâu trong tâm trí chúng ta. Vượt lên muôn vàn đau thương và gian khổ, cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc ta đã giành lại trọn vẹn non sông, đất nước, đã trở thành điểm tựa tinh thần và sức mạnh vô song để nhân dân ta vững bước tiến vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN hôm nay”.

Những ca khúc đi cùng năm tháng, đã một thời thổi bùng ngọn lửa yêu nước trong các thế hệ thanh niên chống Pháp, chống Mỹ, nay vang lên giữa hội trường Bộ Quốc phòng vẫn giữ vẹn nguyên “chất lửa”, nồng nàn, cháy bỏng yêu thương, sưởi ấm tình quê hương đất nước, tình nghĩa quân dân, tình đồng đội. Đó là các ca khúc: Ca ngợi Tổ quốc (Hồ Bắc), Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ (Chu Minh), Hà Nội niềm tin và hy vọng (Phan Nhân), Tên lửa về bên sông Đà (Hoàng Tạo), Phi đội ta xuất kích (Tường Vi)...

Trước giờ truyền hình trực tiếp, chúng tôi gặp Trung tướng-Anh hùng LLVT nhân dân Nguyễn Văn Phiệt, người trực tiếp chỉ huy tiểu đoàn tên lửa 57 (Đoàn B61, Quân chủng Phòng không – Không quân) trong 12 ngày đêm khói lửa năm 1972, nổi tiếng với chiến tích “hai quả đạn diệt hai B52 chỉ trong 9 phút”. Ông tâm sự: “Đi nói chuyện, kể chuyện về “Điện Biên phủ trên không” đã nhiều, nhưng đêm nay tôi vẫn thấy bồi hồi, xúc động lạ thường. Để đánh được B52, đơn vị tôi đã sáng tạo phóng đạn giả, để các loại máy bay chiến thuật hiện đại của Mỹ hộ tống bay ra, khiến B52 lộ nguyên hình trong vệt nhiễu ổn định. Hoặc khi bắn đêm, chúng tôi dùng mắt thường để quan sát, vì chỉ riêng B52 là có 7 chiếc đèn trên lưng, không lẫn vào đâu được... Kết hợp lòng dũng cảm và trí thông minh sáng tạo, nhất định chúng ta sẽ có sức mạnh lớn-đó là điều mà tôi gửi gắm và hy vọng vào thế hệ trẻ”.

Trung tướng-Anh hùng LLVT nhân dân Phạm Tuân, người phi công đã trực tiếp bắn rơi siêu pháo đài bay B52, lại chia sẻ với khán giả truyền hình cả nước: “Trận đánh đã qua, nhưng điều đọng lại mãi mãi về sau là nghệ thuật tác chiến của Không quân nhân dân Việt Nam. Khi chiến dịch đã trải qua 8 ngày, bộ đội phòng không đã diệt nhiều B52 nhưng không quân chúng tôi vẫn chưa diệt được “tên” nào. Nhờ rút kinh nghiệm kịp thời, chúng tôi đã di chuyển sở chỉ huy, di chuyển sân bay cất cánh, tạo nên sự bất ngờ. Và đêm 27-12, khi có thời cơ, tôi đã chiếm lĩnh tốc độ, tranh thủ tấn công và diệt ngay một B52. Liên tục rút ra bài học, liên tục bổ sung cách đánh và đánh địch

Hơn 5 tỷ đồng ủng hộ quỹ Nghĩa tình đồng đội và hoạt động từ thiện của báo Quân đội nhân dân

Trong đêm giao lưu nghệ thuật “Tổ quốc và Người chiến sĩ”, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân đã ủng hộ Quỹ Nghĩa tình đồng đội và hoạt động từ thiện của báo Quân đội nhân dân số tiền hơn 5 tỷ đồng. Cụ thể là:

1. Viện trợ của nước Cộng hòa Hy Lạp: 200 nghìn ơ-rô (tương đương 4,6 tỷ đồng).

2. Hội Bảo trợ Người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam: 100 chiếc xe lăn, xe đẩy.

3. Công ty Cổ phần Hợp Nhất Việt Nam: 1 nhà tình nghĩa và 25 triệu đồng.

4. Khách sạn Mường Thanh, Khu đô thị Bắc Linh Đàm, Thanh Trì, Hà Nội: 10 tấn gạo.

5. Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Quê Hương: 50 triệu đồng.

6. Công ty TNHH Châu Linh, 220 Bà Triệu, Hà Nội: 20 triệu đồng.

7. Bệnh viện 103 (Học viện Quân y): 10 triệu đồng.

8. Cựu chiến binh Đào Bá Vy, Ba Đình, Hà Nội: 3 triệu đồng.

9. Một khán giả (giấu tên) ở Hà Nội: 500.000 đồng.

Ban tổ chức xin trân trọng cảm ơn những tấm lòng và nghĩa cử nói trên.

PHẠM VĂN

bằng cách riêng của ta cũng chính là một bài học”. Ông Lê Huy Hoàng, Tổng giám đốc Công ty cổ phần VMF Việt Nam, một người Hà Nội đã tận mắt chứng kiến cảnh B52 rải bom tàn phá phố Khâm Thiên lại có “góc tâm sự” rất riêng: “Cho đến bây giờ, mỗi lần bất chợt nghe tiếng còi cứu thương hú trên đường phố, tôi lại giật mình. Ký ức hàng nghìn bà con khối phố bị B52 giết hại, máu hòa trong đất đá hoang tàn dội về trong tâm thức... Đế quốc Mỹ muốn hủy diệt chúng ta nhưng chúng ta đã vượt lên và chiến thắng. Bây giờ đã là một doanh nhân trong bối cảnh đất nước hòa nhập mạnh mẽ với thế giới, tôi luôn tự nhủ mình phải biết trân trọng quá khứ, biết ơn thế hệ cha anh, không bao giờ được phép quên lịch sử nhất là những ngày đau thương mà anh dũng của dân tộc”...

“Trận chiến” giữa thời bình

Những ca khúc, vũ điệu hừng hực hào khí chiến thắng, nồng nàn tình yêu thương như: Hà Nội – Điện Biên phủ trên không (Phạm Tuyên), Bộ đội về làng (Trần Trung), Huyền thoại mẹ (Trịnh Công Sơn), Sông Lô chiều cuối năm (Minh Quang)... được các ca sĩ Anh Thơ, Lan Anh, Việt Hoàn, Đăng Dương, nhóm Nhịp điệu, dàn hợp xướng Nhạc viện Hà Nội, Vũ đoàn Thăng Long thể hiện đã “đưa” khí thế toàn hội trường lên cao, mỗi khán giả đều như muốn trở thành chiến sĩ...Trong không khí ấm nồng tình đồng đội ấy, các đại diện thế hệ cán bộ, chiến sĩ hôm nay lên giao lưu cũng dễ “mở lòng” để sẻ chia, tâm sự.

Thượng tá Nguyễn Đức Tuấn, cán bộ Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa, người đã nhiều lần trực tiếp tham gia phá án tội phạm ma túy ở biên giới giáp nước bạn Lào, nhớ lại những ngày tháng ăn cơm nắm, ngủ hầm để phục kích tội phạm. Có lần, anh cùng tổ đánh án của đồn biên phòng Bát Mọt, nhận được tin báo từ cơ sở có một đối tượng đang vận chuyển ma túy từ bên kia biên giới xâm nhập địa bàn; các anh đã băng rừng, lội suối, bí mật tiếp cận mục tiêu tại một vị trí chỉ cách đường biên 50 mét để vây bắt. Bất ngờ, từ một điểm cao bên kia biên giới, đồng bọn của đối tượng đã nổ súng cấp tập, hòng giải vây. Với tinh thần kiên quyết tiến công tội phạm, các anh đã mưu trí vòng tránh hỏa lực địch, kiên trì bám sát mục tiêu, bắt được đối tượng. Thiếu tá Lâm Thanh Hải, người chỉ huy một mũi ứng cứu nhân dân trong các trận lũ, lụt vừa qua, thì luôn tâm niệm một điều: “Đồng bào nơi vùng lũ nói với chúng tôi: Bộ đội đến là yên tâm rồi. Câu nói ấy luôn nhắc nhở chúng tôi không quản ngại hy sinh, gian khổ, sẵn sàng ứng cứu đồng bào mọi nơi, mọi lúc. Tôi nghĩ, trong thời bình, giữ được tình thương yêu của nhân dân là tài sản quý nhất của quân đội”.

Vui vẻ, hóm hỉnh nhưng rất khúc chiết trong từng câu nói, Đại tá Nguyễn Đăng Giáp, Giám đốc Công ty 36 (Tổng công ty Thành An) khiến khán phòng vui nhộn hẳn lên khi ông đọc thơ, kể chuyện bộ đội làm kinh tế: Địa trung linh khí truyền thiên cổ/Thế xuất anh tài diện ức niên; nghĩa là: Người biết bắn súng thì cần cho chiến tranh/Người biết kinh doanh thì cần cho hòa bình. Trong thời bình, bộ đội phải biết làm kinh tế và làm kinh tế giỏi. Đây là một “trận chiến thực sự” nhưng chúng tôi luôn nhớ mình là bộ đội. Khi làm kinh tế, chúng tôi đề cao tính chiến đấu, tính kỷ luật và tinh thần đồng đội. Là một doanh nghiệp nhưng chúng tôi vẫn nhớ lời thề thứ 7, “trên tình thương yêu giai cấp, sẵn sàng giúp đỡ nhau lúc thường cũng như lúc ra trận”. Hiện trong Công ty 36, chúng tôi đã nhận hơn 30 thanh niên là con thương binh, con các đồng đội cũ vào làm việc...”.

Chương trình đã khép lại nhưng mở ra cho tôi những suy nghĩ, cách nhìn đúng hơn về tình yêu quê hương đất nước. Trước khi dự buổi biểu diễn, tôi “băn khoăn” lắm về tình yêu đất nước thời nay. Nhưng qua các phóng sự tài liệu, qua những tâm sự của các thế hệ bộ đội, tôi yên tâm và tin tưởng rằng, quân đội ta vẫn xứng đáng là đội quân cách mạng, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ mà nhân dân tin tưởng, giao phó” – bạn Vũ Thành Vinh, sinh viên Trường đại học Bách khoa Hà Nội bày tỏ như vậy khi chương trình kết thúc.

HỒNG HẢI