QĐND Online - Ngày 28-4, Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa và đón bằng công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia sẽ chính thức diễn ra tại huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Những ngày này, không chỉ tại huyện đảo Lý Sơn, không khí đại lễ mới rộn ràng, mà ngay tại TP Quảng Ngãi, hàng loạt các hoạt động chào mừng Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa và khai mạc Tuần Văn hóa Biển đảo Quảng Ngãi đã được tổ
QĐND Online - Ngày 28-4, Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa và đón bằng công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia sẽ chính thức diễn ra tại huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Những ngày này, không chỉ tại huyện đảo Lý Sơn, không khí đại lễ mới rộn ràng, mà ngay tại TP Quảng Ngãi, hàng loạt các hoạt động chào mừng Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa và khai mạc Tuần Văn hóa Biển đảo Quảng Ngãi đã được tổ chức.
Riêng trong khuôn viên Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi đã có nhiều triển lãm nghệ thuật diễn ra, thu hút đông đảo nhân dân cũng như du khách nước ngoài đến tìm hiểu. Trong đó Triển lãm hình ảnh, tư liệu, hiện vật với chủ đề “Quảng Ngãi - Hoàng Sa, Trường Sa và Di sản văn hóa biển đảo” trưng bày rất nhiều bản đồ cổ, khẳng định chủ quyền lãnh thổ Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.
Để độc giả có thêm nhiều thông tin, Báo QĐND Online xin trân trọng gửi đến độc giả hình ảnh của những tấm bản đồ cổ được trưng bày tại triển lãm này.
 |
Bản đồ đường vô xứ Quảng Nam thời Lê (Theo Thiên Nam lộ đồ) vẽ năm 1741 thể hiện bãi cát vàng (Quần đảo Hoàng Sa) thuộc lãnh thổ Việt Nam. |
 |
Bản đồ xứ Đàng Trong-vẽ năm 1710. |
 |
Bản đồ Nam Á và Đông Nam Á-vẽ năm 1771 thể hiện Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam. |
 |
Bản đồ Việt Nam xứ Đàng Trong và Đàng Ngoài-vẽ năm 1760 thể hiện Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam. |
 |
Đại Nam nhất thống toàn đồ, Triều Minh Mạng, năm 1834. Trên bản đồ có ghi Hoàng Sa và Vạn lý Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam. Nguồn: Trung tâm Dữ liệu Hoàng Sa. |
 |
Bản đồ các đài khí tượng Đông Dương, năm 1940. Đài khí tượng ở Pattle (Hoàng Sa) và đài khí tượng ở Itu Aba (Trường Sa) là hai đài khí tượng cấp quan trọng nhất ở Đông Dương. Nguồn: Trung tâm Dữ liệu Hoàng Sa. |
 |
An Nam đại quốc họa đồ, Jean-Louis Taberd, năm 1838. Trên bản đồ vẽ quần đảo “Paracel seu Cát Vàng” (Quần đảo Hoàng Sa) thuộc lãnh thổ Việt Nam. Nguồn: Trung tâm Dữ liệu Hoàng Sa. |
 |
Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ, Nhà Thanh, năm 1904. Trên bản đồ có ghi điểm cực Nam của lãnh thổ Trung Quốc lúc đó chỉ đến đảo Hải Nam. Bản đồ không đề cập đến hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa-tức là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Nguồn: Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. |
 |
Bản đồ “Phía Đông Ấn Độ và những vùng lân cận” (East Indies and Further India) xác định rõ ràng Quần đảo Hoàng Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam, xuất bản tại Luân Đôn (Anh) năm 1969. |
 |
Bản đồ vị trí Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam thời kỳ Việt Nam Cộng hòa (1954-1975). |
 |
Bản đồ “Nam Việt” ghi rõ: “Hoàng Sa và Vạn lý Trường Sa” trong sách Đại Nam nhất thống toàn đồ do Quốc sử quán Triều Nguyễn ấn hành thế kỷ 19. |
THU THỦY-TIẾN DŨNG (Thực hiện)
Hội thảo quốc tế về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Quân dân huyện đảo Lý Sơn chuẩn bị đón chào “đại lễ”
Tình yêu biển, đảo
Nhiều hoạt động chào mừng Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa và Tuần Văn hóa Biển đảo Quảng Ngãi 2013
Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa (Quảng Ngãi): Công tác chuẩn bị đã hoàn tất