Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về kiềm chế tăng giá, góp phần chống lạm phát, ổn định kinh tế xã hội, hầu hết các DN công nghiệp đều cam kết chia sẻ khó khăn và không tăng giá các sản phẩm.
Thép cam kết không tăng giá
Một loạt các sản phẩm thiết yếu như xăng dầu, điện, than theo yêu cầu của Chính phủ sẽ không tăng giá bán từ nay đến hết tháng 6/2008. Mới đây mặt hàng thép xây dựng cũng cam kết sẽ không tăng giá đến hết tháng 6/2008.
Trao đổi với VietNamnet, ông Phạm Chí Cường - Chủ tịch Hiệp hội thép Việt Nam cho biết, tháng 3 vừa qua Hiệp hội Thép đã tiến hành họp với các DN thép và các DN đã cam kết không tăng giá thép nếu giá phôi chưa vượt quá 900 USD. Nay các DN tiếp tục cam kết không tăng giá trong tháng 4/2008. Theo Hiệp hội thép giá trần thép xây dựng các DN bán ra sẽ được giữ ở mức 15,8 triệu đồng/tấn (chưa có VAT). Nếu cộng thêm thuế và phí vận chuyển... giá thép bán ra trên thị trường ở mức trên 17 triệu đồng/tấn.
Hiện nay các DN vẫn sản xuất thép với giá phôi nhập ở mức 860-870 USD/tấn. Chưa DN nào mua phôi với giá 900 USD/tấn (trừ công ty thép Việt - Nhật). Các DN cũng đã tích trữ khoảng 400.000 tấn phôi thép đảm bảo đủ sản xuất đến hết tháng 5/2008.
 |
Một số ngành công nghiệp chủ chốt đã cam kết không tăng giá, để kiềm chế lạm phát. Ảnh minh họa | Theo Hiệp hội Thép, giá phôi thép trên thị trường cũng bắt đầu chững lại. Hiện các nhà cung cấp đang chào bán với giá hơn 900 USD/tấn, nhưng các DN Việt Nam đều từ chối mua với giá này, nên giá chào không tăng thêm nữa. Bên cạnh đó chuẩn bị vào mùa mưa và nhiều công trình đã giãn tiến độ thi công nên nhu cầu về thép giảm, giá thép không còn tăng liên tục nữa. Ngược lại sản phẩm thép cuộn nhập khẩu của Trung Quốc bán ra đã giảm khoảng 200.000 đồng/tấn. Theo Hiệp hội Thép tình hình này thì từ nay đến hết tháng 6/2008 giá thép sẽ không tăng.
Không tăng giá phân bón
Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dầu khí, ông Đinh La Thăngcũng cho biết, ngành dầu khí đã chỉ đạo Nhà máy đạm Phú Mỹ phải đảm bảo sản xuấtđạt công suất thiết kế và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án,đặc biệt là các dựán trọngđiểm về dầu khí như Khu liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn, Nhà máy lọc dầu 3, Nhà máyđạm Cà Mau, Tổ hợp hóa dầu miền Nam, Dựán nhà máy Lọc dầu Dung Quất, DựánđiệnNhơn Trạch 1 và 2 và các dự án đầu tư ra nước ngoài.
Đối với phân đạm, việc cấp thiết hiện nay là phải xây dựng được mạng lưới đại lý phân phối đến tận tay nông dân, thực hiện chính sách một giá của nhà máy trên toàn quốc, các đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng. Hiện nay, phần lớn sản lượng phân bón nằm trong tay hệ thống đại lý của tư thương, nên tình trạng đầu cơ, hạn chế bán ra để làm giákhiến tốcđộ tăng giá phânđạm càngcao.
 |
Phân đạm Phú Mỹ được bán ra thấp hơn giá thị trường sẽ góp phần bình ổn thị trường đang căng thẳng. Ảnh minh họa | Vai trò của doanh nghiệp Nhà nướclà bình ổn giá thị trường phải thể hiệnchínhtrong lúc này. Ngành dầu khí đã chỉ đạo tăng cường nhập khẩu, sản xuất để có sản lượng chi phối, chiếm 70% sản lượng trong cả nước và bán ra phânđạmbắt buộc phải thấp hơn 10 - 15% giá thị trường.
Đối với mặt hàng khí hóa lỏng, ngành dầu khí đảm bảo sẽ đạt sản lượng sản xuất và nhập khẩu cung cấp tới 65 - 70% thị trường. Ngoài ra, về mặt tài chính, Tậpđoàn này sẽ bảo lãnh bằng tiền ủy thác quảnlý vốn cho các định chế tài chính để các đơn vị nhập khẩu kinh doanh xăng dầu, đạm và khí để được vay vốn với lãi suất ưu đãi để đầu tư sản xuất kinh doanh.
Ngành đóng tàu thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát
Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ (Vinashin) cũng đưa ra thông báo thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về kiềm chế lạm phát.
Theo ông Phạm Thanh Bình- Chủ tịch tập đoàn thì Vinashin đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. Ban chỉ đạo sẽ xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện nhiệm vụ.
Các giải pháp chủ yếu của Vinashin là tập trung cao nhất mọi nguồn lực cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo giữ tốc độ tăng trưởng trên 50% trong năm 2008, với doanh thu trên 40.000 tỷ đồng. Trong quý I/2008 tốc độ tăng trưởng của Vinashin hơn 100% và tuyển dụng thêm hơn 7.000 lao động mới. Triệt để tiết kiệm, chống thất thoát và lãng phí trong sản xuất tiêu dùng để giảm chi phí nhằm tránh tăng giá. Các đơn vị sẽ rà soát lại tất cả các khoản chi phí cho sản xuất, quản lý triệt để tiết kiệm xăng dầu, điện, sắt thép... Tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh với các phương thức quản lý điều hành tổ chức sản xuất mới, khoa học và hợp lý hoá sản xuất .
Nhiệm vụ quan trong nữa là rà soát, điều chỉnh, cơ cấu lại danh mục dự án đầu tư của các DN thành viên. Hiện Vinashin có 257 dự án, trong đó 101 dự án đã thực hiện xong, còn lại đang thực hiện. Nay chỉ tập trung vào 30 dự án quan trọng như dự án Thép Cái Lân, lắp ráp động cơ tại nhà máy đóng tàu Bạch Đằng. Còn các dự án, hạng mục không phải là chính sẽ phải ngừng lại . Hiện tổng đầu tư của Vinashin là 47.000 tỷ đồng, trong đó vốn vay chiếm 30.000 tỷ đồng. Đầu tư chủ yếu cho các lĩnh vực kinh doanh chính của tập đoàn như sản xuất thép, đống tàu, công nghiệp phụ trợ. còn đầu tư ra bên ngoài là 2700 tỷ dồng, chiếm khoảng 5,4% tổng vốn đầu tư.
|