Cụ thể, nghị quyết yêu cầu trước và trong quá trình soạn thảo văn bản trình cấp có thẩm quyền quyết định, các bộ, cơ quan cần chủ động phối hợp với các cơ quan báo chí để đẩy mạnh truyền thông chính sách, làm rõ nội dung, lý do các đề xuất chính sách đến người dân, góp phần tạo thuận lợi trong quá trình xây dựng và thi hành pháp luật; phối hợp chặt chẽ, gửi văn bản góp ý kịp thời, có trách nhiệm, trao đổi kỹ lưỡng về những vấn đề còn ý kiến khác nhau để nâng cao chất lượng dự thảo văn bản khi trình cấp có thẩm quyền. Các cơ quan soạn thảo tiếp tục lấy ý kiến đối tượng chịu sự điều chỉnh, các nhà khoa học, chuyên gia, nhà hoạt động thực tiễn để lắng nghe, phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan liên quan, các cơ quan của Quốc hội nghiên cứu tiếp thu, trên tinh thần không cầu toàn, không nóng vội, những vấn đề đã chín, đã rõ, đã được thực tiễn chứng minh là đúng thì thể chế hóa; các vấn đề mới, nếu cần thí điểm thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Cùng với đó, nghị quyết yêu cầu các bộ, cơ quan cần triển khai những giải pháp đồng bộ, quyết liệt, đáp ứng các yêu cầu về công tác xây dựng pháp luật: Phòng, chống tiêu cực, tham nhũng, tránh lợi ích cục bộ, vì lợi ích chung của quốc gia, công khai, minh bạch, hội nhập, bền vững kiện toàn đội ngũ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện công tác pháp chế, bố trí kinh phí, nguồn lực để hỗ trợ công tác này.
THÙY LÂM
Nghị định quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách là một nội dung đột phá. Theo đó, sẽ tăng thêm biên chế đối với cấp xã, nên phải báo cáo Bộ Chính trị để bổ sung số biên chế này. Về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức dôi dư, Bộ Nội vụ đề xuất chính sách "khá mạnh tay" để có thể thực hiện ngay việc sắp xếp.