Đến đầu năm 2016, bà Trần Thị Hiền và chồng là ông Phạm Quốc Tuấn làm thủ tục ly hôn. Để bảo đảm quyền lợi của mình, bà Loan đề nghị Tòa án Nhân dân TP Thái Bình giúp đỡ để vợ chồng bà Hiền cùng trả khoản nợ này. Trong khi các cơ quan chức năng đang tiến hành thụ lý vụ án và xét xử thì ngày 24-7-2017, ông Tuấn làm đơn gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Quỳnh Phụ (nơi bà Loan công tác) tố cáo bà Loan vi phạm pháp luật (làm giả giấy biên nhận nợ) để buộc ông Tuấn phải có trách nhiệm cùng bà Hiền trả một cây vàng cho bà Loan.

Ngay sau khi nhận được đơn tố cáo, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Quỳnh Phụ tiến hành xác minh làm rõ và có văn bản trả lời ông Tuấn. Cụ thể, giấy biên nhận vay nợ giữa bà Loan và bà Hiền được ký năm 2012 có xác nhận của UBND thị trấn Quỳnh Côi. Thế nhưng ông Tuấn vẫn không đồng ý và ngày 20-6-2018 tiếp tục gửi đơn tố cáo bà Loan đến các cơ quan chức năng.

Theo Khoản 1, Điều 60 "Giải quyết quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba khi ly hôn", Luật Hôn nhân và Gia đình quy định: "Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác". Mặt khác, theo Khoản 2, Điều 37 "Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng", Luật Hôn nhân và Gia đình quy định: "Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình". Năm 2012, gia đình bà Hiền-ông Tuấn có sửa nhà và số tiền bà Hiền vay bà Loan được dùng giải quyết nhu cầu thiết yếu của gia đình. Chính vì vậy, ông Tuấn và bà Hiền dù đã ly hôn vẫn phải có trách nhiệm trả khoản nợ chung này. Trường hợp ông Tuấn phát hiện giấy biên nhận nợ của bà Loan và bà Hiền là giả thì cần nhờ các cơ quan giám định nhà nước hoặc tư nhân tiến hành giám định để chứng minh tại tòa theo đúng trình tự thủ tục của pháp luật. 

HUYỀN TRANG