Bạn đọc Dương Đình Dâu ở xã Quỳnh Sơn, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn hỏi: Tôi có một mảnh đất đang tranh chấp về quyền sử dụng đất, tôi quyết định khởi kiện tại tòa án nhưng người chuyển nhượng đất cho tôi là người dân tộc thiểu số và không nói được tiếng phổ thông. Vậy trong quá trình giải quyết vụ án, người này có được sử dụng tiếng dân tộc để xác minh nguồn gốc đất không?
Trả lời: Theo quy định của Điều 20 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015: “Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng dân sự là tiếng Việt. Người tham gia tố tụng dân sự có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình; trường hợp này phải có người phiên dịch. Người tham gia tố tụng dân sự là người khuyết tật nghe, nói hoặc khuyết tật nhìn có quyền dùng ngôn ngữ, ký hiệu, chữ dành riêng cho người khuyết tật; trường hợp này phải có người biết ngôn ngữ, ký hiệu, chữ dành riêng cho người khuyết tật để dịch lại”.
Như vậy, người chuyển nhượng đất cho gia đình bạn là người dân tộc thiểu số và không nói được tiếng phổ thông thì có thể sử dụng tiếng dân tộc họ để trình bày xác minh nguồn gốc đất trong quá trình tố tụng, nhưng phải có người phiên dịch để dịch lại.
QĐND
QĐND - Bạn đọc Phạm Thị Tâm ở 60/76 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP Hồ Chí Minh hỏi: Đề nghị tòa soạn cho biết thẩm quyền phê duyệt, ký hợp đồng thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ như thế nào?
QĐND - Bà Trần Thị Tình ở xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La hỏi: Tôi được biết Bộ Y tế vừa ban hành quy định mới về giá dịch vụ khám bệnh bảo hiểm y tế đối với các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc. Đề nghị tòa soạn cho biết cụ thể vấn đề này được quy định như thế nào?
QĐND - Bạn Trần Chính, thị trấn Tam Sơn, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang, hỏi: Đề nghị tòa soạn cho biết, việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ được pháp luật điều chỉnh như thế nào?