Theo Tiến sĩ Cao Minh Thắng, Phó viện trưởng Viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông CDIT, “bảo tàng ảo” là kết quả của việc ứng dụng những thành tựu của công nghệ thông tin hiện nay. “Chúng tôi liên hệ và được sự giúp đỡ của Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc sưu tầm tài liệu, số hóa hiện vật.

Tiến sĩ Cao Minh Thắng giới thiệu về hiệu quả của “bảo tàng ảo”.

Đây là cách làm mang tính tương tác cao giữa người xem và hiện vật mà không cần đến hướng dẫn viên. Ví dụ như “sa bàn số”, nếu người dùng kích chuột vào thì sa bàn sẽ hiển thị ra thông số về diện tích, đặc điểm nhận dạng... của từng đảo trên Quần đảo Trường Sa của Việt Nam... Mỗi khi đi tuyên truyền thì chỉ cần có máy vi tính, thiết bị trình chiếu, kính chuyên dụng là có thể mang đi triển lãm ở khắp nơi, kể cả vùng sâu, vùng xa mà cán bộ, chiến sĩ hay người dân không có điều kiện đến tham quan bảo tàng”-Tiến sĩ Cao Minh Thắng cho biết.

“Bảo tàng ảo” thực hiện theo công nghệ 3D được dựng nên bằng những hình ảnh một cách sống động như thật với sự trợ giúp của các phần mềm đồ họa vi tính đã được Viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông CDIT đem đi triển lãm, tuyên truyền ở một số đơn vị, như: Vùng 4 Hải quân, Quân đoàn 1... Đây là mô hình ứng dụng rất hiệu quả, dễ triển khai, giảm chi phí, là công cụ trải nghiệm kích thích trí tưởng tượng, tạo hứng thú cho người xem.

Bài và ảnh: HỮU TÀI