Trả lời: Theo quy định tại Điều 8 Văn bản hợp nhất Luật Lý lịch tư pháp thì trong lĩnh vực lý lịch tư pháp, pháp luật nghiêm cấm các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện các hành vi sau:

1. Khai thác, sử dụng trái phép, làm sai lệch, hủy hoại dữ liệu lý lịch tư pháp.

2. Cung cấp thông tin lý lịch tư pháp sai sự thật.

3. Giả mạo giấy tờ yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp.

4. Tẩy xóa, sửa chữa, giả mạo phiếu lý lịch tư pháp.

5. Cấp phiếu lý lịch tư pháp có nội dung sai sự thật, trái thẩm quyền, không đúng đối tượng.

6. Sử dụng phiếu lý lịch tư pháp của người khác trái pháp luật, xâm phạm bí mật đời tư của cá nhân.

Người dân đến giao dịch tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Thanh Hóa. Nguồn: Báo Thanh Hóa. 


* Bạn đọc Đinh Văn Trung ở xã Bảo Ninh, TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, hỏi:
 Yêu cầu giám định tư pháp trong vụ việc dân sự được pháp luật quy định như thế nào?

Trả lời: Điều 26 Luật Giám định tư pháp quy định yêu cầu giám định tư pháp trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, vụ án hình sự như sau:

1. Người yêu cầu giám định phải gửi văn bản yêu cầu giám định kèm theo đối tượng giám định, các tài liệu, đồ vật có liên quan (nếu có) và bản sao giấy tờ chứng minh mình là đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ đến cá nhân, tổ chức thực hiện giám định.

2. Văn bản yêu cầu giám định tư pháp phải có các nội dung sau đây:

a) Tên tổ chức hoặc họ, tên người yêu cầu giám định;

b) Nội dung yêu cầu giám định;

c) Tên và đặc điểm của đối tượng giám định;

d) Tên tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có);

đ) Ngày, tháng, năm yêu cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định;

e) Chữ ký, họ, tên người yêu cầu giám định.

QĐND