Phóng viên (PV): Bà có thể đánh giá về tác động của toàn cầu hóa đối với các nỗ lực xóa đói giảm nghèo?

Bà Victoria Kwakwa: Toàn cầu hóa có sức mạnh rất lớn đối với tăng trưởng toàn cầu cũng như xóa đói giảm nghèo. Trước đây, khi GDP toàn cầu tăng trưởng nhanh chóng, thương mại tăng trưởng rất nhanh. Tuy khi đó vẫn còn hàng triệu người sống trong cảnh nghèo đói nhưng mức nghèo đã giảm hơn trước. Ví dụ, nếu so sánh thu nhập của người giàu nhất nước Mỹ hay Thụy Điển với người nghèo nhất ở Malawi thì chúng ta sẽ thấy khoảng cách này được thu hẹp. Do đó, có liên hệ tích cực giữa tăng trưởng toàn cầu với phúc lợi toàn cầu.

Việt Nam đã có những thành công ngoạn mục trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, nhưng chúng ta cần lưu ý rằng xóa đói giảm nghèo phụ thuộc rất nhiều vào thương mại, nên nếu không có các cách tiếp cận thương mại toàn cầu thì các chương trình xóa đói giảm nghèo vẫn còn nguyên đó. Tuy vậy, nên tiếp cận toàn cầu hóa theo cách tốt nhất, tìm cách để quá trình toàn cầu hóa có thể giúp thúc đẩy tăng trưởng bao trùm.

leftcenterrightdel
Bà Victoria Kwakwa, Phó chủ tịch Ngân hàng Thế giới phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương. 
PV: Bà có khuyến nghị nào với Việt Nam hiện nay?

Bà Victoria Kwakwa: Tôi cho rằng thương mại đã thúc đẩy tăng trưởng ở Việt Nam và đó là tăng trưởng bao trùm. Nền kinh tế Việt Nam đang ở vị trí tốt. Tuy vậy, tôi cho rằng vẫn cần đề phòng các rủi ro của toàn cầu hóa hay rút kinh nghiệm từ sai lầm mà một số nước như Mỹ hay ở châu Âu đã từng gặp. Vậy làm điều này thế nào? Việt Nam cần quan tâm đào tạo kỹ năng cho mọi người để họ có thể thích ứng nhanh và có thể chuyển sang làm việc hay kinh doanh ở lĩnh vực khác một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần xem xét các lĩnh vực cụ thể mà thương mại toàn cầu có thể tạo ra và có sẵn các chính sách để mọi người đều biết. Việt Nam cũng cần chuẩn bị nguồn nhân lực có thể làm việc trong những ngành liên quan tới tự động hóa hay sử dụng công nghệ. Như vậy, vẫn cần phải đào tạo kỹ năng và những người có kỹ năng này phải có khả năng thích ứng nhanh với môi trường mới.

PV: Là một trong những nền kinh tế thành viên, Việt Nam cần làm gì để có thể tranh thủ được nguồn lực từ APEC trong việc thúc đẩy tăng trưởng?

Bà Victoria Kwakwa: APEC là một sân chơi lớn và chiếm phần lớn GDP toàn cầu. Thương mại của Việt Nam và dòng vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam liên quan nhiều tới các nền kinh tế trong APEC. Do đó, Việt Nam cần coi trọng củng cố và tăng cường quan hệ hơn nữa với các nền kinh tế thành viên APEC để thúc đẩy tăng trưởng và tạo nhiều việc làm hơn nữa.

PV: Trân trọng cảm ơn bà!

Bài và ảnh: YÊN HƯNG - HẢI TOÀN